Nếu như trước kia, tại đồng bằng sông Cửu Long hay các khu vực trồng lúa nước, sau khi thu hoạch họ sẽ tiến hành đốt đồng. Thế nhưng, ngày nay nhiều người đã không chọn cách đốt rơm mà lựa chọn một giải pháp mới. Một giải pháp vừa giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa mang lại thu nhập cho người dân.
Rơm thường được lấy để trồng nấm hay làm thức ăn cho gia súc. Trước tình hình gia súc không có thức ăn nên nhu cầu dùng rơm ngày một tăng cao. Anh Thạnh Sam Bat ngụ tại tỉnh Vĩnh Long quyết định bỏ nghề trồng lúa, anh chuyển sang đầu tư một xe cải tiến để cuộn rơm thuê.
Mỗi hacta lúa sau khi thu hoạch sẽ bắt đầu tiến hành thu gom rơm, mỗi hacta có thể cho thu hoạch từ 120 – 150 cuộn rơm, với giá 700.000 – 900.000 đồng. Anh Bat cho biết, mỗi ngày anh có thể cuộn 500 – 600 cuộn với giá 8.000 đồng/cuộn. Sau khi trừ các chi phí anh thu lại lợi nhuận khoảng 2 triệu đồng.
Do nhu cầu tăng cao, nhiều thương lái đến trực tiếp để mua rơm, sau đó thuê công nhân và xe cuộn rơm và cho người vận chuyển đến các nơi khác để bán lại cho những người có nhu cầu dùng rơm.
Anh Nguyễn Văn Bình ngụ tại tỉnh Trà Vinh là một thương lái chuyên thu mua rơm cho biết, để có rơm chuyển đi phải trải qua nhiều công đoạn thu mua. Từ xuống tận ruộng mua rơm, đến thuê xe cuộn rơm, sau đó thuê công nhân bốc vác và thuê che chuyển đi. Do đó, khi rơm được chuyển đến vùng khác đã có giá lên đến 25.000 – 30.000 đồng.
Nếu như trước đây, nông dân thường hay bỏ phí rơm, thì ngày nay rơm được tận dụng nhiều hơn, giúp người dân có thêm thu nhập sau mỗi vụ mùa.