Theo kết quả của Vietnam Report, ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam đóng góp 15% GDP trong năm 2018, và đang tiếp tục tăng lên. Đây cũng là thị trường mà khách hàng chi tiêu nhiều với 35% chi tiêu mỗi tháng. Đồ uống và thực phẩm là hai ngành có tỷ lệ chi tiêu hằng tháng cao.
Theo kết quả của một tổ chức nghiên cứu, đánh giá kinh tế, tài chính – BMI, thị trường thực phẩm và đồ uống sẽ có tốc độ tăng mạnh trong giai đoạn 2016-2019. Và Việt Nam có thể sẽ xếp thứ 3 tại Châu Á về tốc độ tăng này.
Với gần 100 triệu dân, nhu cầu ăn uống là thiết yếu, thị trường thực phẩm và đồ uống Việt Nam dự kiến sẽ còn phát triển hơn nữa để có thể đáp ứng được nhu cầu cho 100 triệu khách hàng này. Điều đó dễ nhận thấy khi đang có rất nhiều startup chọn kinh doanh ăn uống, đồ uống để bắt đầu.
>> Xu hướng kinh doanh mới: Phụ nữ là người có tiền, trở thành đối tượng khách hàng nhắm tới đầu tiên
Ngoài mức chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống ở mức cao, ngành chế biến lương thực – thực phẩm, nông sản của Việt Nam cũng tham gia vào thị trường quốc tế, với kim ngạch xuất khẩu đạt 40 tỷ USD vào năm 2018. Nhiều thương hiệu Việt đã có mặt trên 200 quốc gia ở khắp thế giới và cạnh tranh với nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới.
Với xu hướng kinh doanh kết hợp công nghệ hiện nay, với những startup trong ngành thực phẩm và đồ uống cần có sự nghiên cứu sâu hơn để có thể kết hợp cả lĩnh vực ăn uống với công nghệ. Nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và bắt kịp xu hướng.