Mức sống của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, họ dần quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân, sử dụng các dịch vụ chăm sóc cho bản thân tốt hơn.
Trước đây, hình ảnh những phòng tập gym khá xa lạ với tất cả mọi người. Gần như, những phòng tập này chỉ khiến người ta nghĩ đến những người thích cơ bắp, những người thích tập tạ hay những vận động viên. Thêm một vài năm, nghĩ đến phòng gym mọi người lại nghĩ đến những người có tiền, thích hưởng thụ cuộc sống mới tới.
Nhưng giờ đây, suy nghĩ đó đã thay đổi. Mô hình kinh doanh phòng gym được mở rộng cho nhiều đối tượng khác nhau. Trong thị trường này cũng phân ra thành nhiều phân khúc, như phòng gym của những thương hiệu lớn dành cho những người có thu nhập cao, phân khúc phòng gym dành cho sinh viên, học sinh và những người có thu nhập thấp.
>> Ý tưởng khởi nghiệp với đồ Handmade dân gian của cô gái 23 tuổi
Đòi hỏi và nhu cầu của khách hàng càng cao, yêu cầu về chất lượng phòng tập cũng từ đó tăng theo. Những kết quả khảo sát của Statistics cho chúng ta thấy tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường thể dục thể hình tại Việt Nam là 20%/năm tính đến năm 2020. Quy mô của thị trường này đạt giá trị hơn 113 triệu USD. Đây là một miếng bánh hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nhảy vào.
Về thị phần, các thương hiệu cao cấp chiếm thị phần cao, trong khi các phòng tập bình dân dù có quy mô lớn nhưng thị phần lại nhỏ. Dễ thấy khi những thương hiệu lớn như California Fitness & Yoga, Getfit Gym & Yoga, Elite Fitness, hay Fit24 luôn là cái tên được nhắc đến trong thị trường này.