Theo thống kê của Bộ Công thương, Việt Nam có khoảng 8.660 khu chợ truyền thống, 800 siêu thị, 168 trung tâm thương mại lớn nhỏ, 1 triệu cửa hàng kinh doanh tạp hóa nhỏ hộ gia đình.
Thị trường bán lẻ đang có xu hướng tăng. Cụ thể kênh bán lẻ hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… dự báo sẽ chiếm khoảng 40% thị phần vào năm 2020. Mở ra nhiều cơ hội kinh doanh kiếm tiền trong lĩnh vực này, cũng như những lĩnh vực liên quan.
Trong đó phải kể đến nhu cầu về việc sử dụng kho bãi, dịch vụ vận chuyển, logistics sẽ tăng trong tương lai. Khi hệ thống bán lẻ ngày càng mở rộng ra nhiều tỉnh thành thì mạng lưới dịch vụ logistics cũng sẽ được mở rộng theo. Đây là một cơ hội kiếm tiền cho các nhà đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực hậu cần này.
>> Kinh nghiệm khởi nghiệp của “Sói” ở phố Wall ( ông ấy là người Do Thái)
Trong thị trường cung cấp dịch vụ logistics, kho bãi, vận chuyển này mới chỉ có một số ít các doanh nghiệp tham gia. Mặc dù xu hướng kinh doanh về mảng này đã được phát hiện từ lâu nhưng vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, hoặc đầu tư phát triển chưa tới.
Ngoài ra, với thương mại điện tử phát triển và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các trang thương mại điện tử cạnh tranh nhau bằng việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng thông qua thời gian giao hàng nhanh hơn. Và việc này liên quan đến việc xây dựng kho bãi, điều chỉnh hệ thống giao nhận hàng một cách thông minh hơn. Từ đó, có thể nói dịch vụ hậu cần đang là mảng thị trường giàu tiềm năng và cơ hội nhất hiện nay.