Urbanstation, Gemini, Aha Cafe, Không gian cà phê Trung Nguyên, The Coffee Bean & Tea Leaf, Highlands Coffee… là những chuỗi cà phê hàng đầu Việt Nam nhưng mỗi người đi một con đường và mỗi còn đường là một số phận. Vậy hướng đi nào là đúng cho các doanh nghiệp này?
Trong số những chuỗi cửa hàng cà phê tại Việt Nam, The Coffee House được xem là một trong những cái tên ra đời muộn nhưng lại có doanh thu khá ổn. Năm 2012 khi The Coffee House ra đời cung cấp những sản phẩm cà phê từ 30.000 vnđ đến 60.000 vnđ với những sản phẩm thức uống bao gồm đá xay, trái cây,… Hãng này cạnh tranh trực tiếp với Highlands Coffee. Highlands Coffee là cái tên trong chuỗi các cửa hàng cà phê có doanh thu đứng đầu và ổn định nhất.
Highlands Coffee đã hoạt động trên thị trường 17 năm và đạt doanh thu cao nhất trên thị trường Việt Nam, điển hình như năm 2018, doanh thu của hãng lên tới 1.628 tỉ đồng, tăng khoảng 32% so với cùng kì năm trước.
Ngoài ra, thị trường cà phê Việt Nam còn nhiều những tên tuổi khác như: Starbucks Việt Nam có số tiền doanh thu lên tới 473 tỷ đồng, Trung Nguyên Legend đạt 350 tỷ đồng, và cũng có những chuỗi cà phê chỉ đạt doanh thu khiêm tốn. Ví dụ như chuỗi cà phê Cộng cà phê với 8,6 tỷ đồng hay như Aha cafe với 2 tỷ đồng.
Highlands Coffee, The Coffee House và Trung Nguyên là những cái tên trong chuỗi cà phê Việt Nam có doanh thu hiệu quả so với những cái tên còn lại. Tính ra chi phí mà ba hãng trên bỏ ra cho một ly cà phê của ba thương hiệu thấp hơn so với các chi phí khác khoảng 30-35%. Theo The Coffee House nhận thấy, việc một chuỗi cà phê có thể phát triển được hay không không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của cà phê tốt ra sao, mà bên cạnh đó còn phụ thuộc vào không gian uống cũng như thái độ mà nhân viên mang tới cho khách hàng.
Điều mà khách hàng tìm các chuỗi cửa hàng cà phê là những trải nghiệm thú vị về không gian, về dịch vụ mà nơi đây mang lại. Xét về lợi nhuận thì Highlands Coffee vẫn là cái tên đứng đầu trong số đó. Đối với The Coffee House, lợi nhuận mà hãng thu được trong năm 2018 không nhiều, đạt chưa đến 2 tỷ đồng do chi phí đầu tư cho kinh doanh cũng như mua lại công thức sản xuất.
Trung Nguyên Legend có tình trạng nỗ nặng do nhiều tác động và nguyên nhân. Nhiều nguồn tin cho rằng cho chi phí bán hàng của Trung Nguyên cao cùng với một số lý do khác. Hiện tại, giá thành của Trung Nguyên khá cao và cao hơn những chuỗi cà phê hiện tại. Các chuỗi cà phê khác cũng chỉ duy trì mức lợi nhuận khiêm tốn.