Tiêu chí chọn đối tác để liên kết kinh doanh

Choosing the right person for partnership

Trong phần nội dung trước Lương đã nói đến mô hình kinh doanh không cần vốn, nhưng để chọn được đối tác an toàn và có lợi ích cho chúng ta sau này cần có những tiêu chí nhất đinh.

Trong nội dung này Lương sẽ chia sẻ các tiêu chí an toàn để bạn lựa chọn một công ty kinh doanh làm đối tác liên kết.

Nói lại một chút về liên kết kinh doanh là gì: Đó là hình thức hợp tác làm ăn mà chúng ta thỏa thuận với công ty có sản phẩm/dịch vụ, trong đó bạn không mất tiền vốn hoặc nếu phải bỏ tiền thì không mất nhiều, nhưng bạn sẽ phải chia lợi nhuận kinh doanh cho họ. Lý do là bởi vì bạn đang phải phụ thuộc với họ.

Kinh doanh theo kiểu liên kết để không mất vốn

Liên kết kinh doanh giúp bạn học hỏi được nhiều điều trong giai đoạn đầu kinh doanh, nếu sau này bạn phát triển được kênh phối hiệu quả thì chúng ta có thể tách riêng để kinh doanh.

Những tiêu chí chọn đối tác liên kết:

1, Công ty đối tác đã và đang kinh doanh thành công có lịch sử 10 năm trở lên

Trong thời gian 10 năm, công ty đó đã vượt qua 1 biến cố rủi ro kinh tế quan trọng mà các doanh nghiệp khác phải điêu đứng, đến bây giờ thì họ đã phục hồi và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ.

Doanh nghiệp có bề dày lịch sử 10 năm phần lớn là những công ty có đường lối kinh doanh chắc chắn, rõ ràng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào của thị trường, họ vẫn tồn tại cho đến bây giờ. Hợp tác với những người này bạn sẽ không quá lo lắng về vấn đề thương hiệu bị đối thủ chơi xấu.

Những công ty có kinh nghiệm kinh doanh trên 10 năm trong ngành hàng rất vững chãi, tiềm lực đủ lớn để bạn dựa dẫm trong 1 thời gian dài 2-3 năm sau này. Họ cũng đủ tiền và năng lực để hỗ trợ chúng ta phát triển thị trường.

2, Họ bảo đảm rằng bạn có thể thành công

Trong kinh doanh không có gì là chắc chắn, nhưng chuyện hợp tác làm ăn lâu dài với một người khác phải có sự bảo đảm nhất định. Công ty hợp tác với chúng ta có mục đích thu lợi nhuận từ việc phát triển thị trường, còn bạn thì cần kinh nghiệm kinh doanh và 1 kênh phân phối hàng hóa riêng.

2 người đều cần nhau chứ không phải bạn là người bị lệ thuộc, vì vậy trong câu chuyện thương lượng hợp tác, bạn phải đề nghị với họ về những yêu cầu giúp chúng ta kinh doanh thành công.

Chẳng hạn họ hỗ trợ chúng ta kinh nghiệm, tiền vốn, ưu ái về giá cả đầu vào của hàng hóa, hỗ trợ bảo hành , hỗ trợ xe vận chuyển, hỗ trợ giá để thực hiện khuyến mại hay chiết khấu.

Nói tóm lại, trong thương vụ liên kết kinh doanh này phía đối tác phải sẵn sàng chia sẻ cơ hội làm ăn và hỗ trợ bạn những lúc khó khăn.

3, Có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh cho bạn lâu dài

Đối tác của bạn phải có trách nhiệm hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ kinh doanh, bán hàng, Marketing cho chúng ta một cách bài bản. Nếu họ không thể làm được tốt nhiệm vụ bồi dưỡng thì chứng tỏ công ty đó thiếu tính chuyên nghiệp, và bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối thậm chí là sự bất tín khi hợp tác với họ.

4, Người lãnh đạo làm việc nguyên tắc

Bạn hợp tác với người lãnh đạo chứ không phải với nhân viên hay người quen bạn bè của họ, vì vậy tất cả những hệ lụy đến từ hâu quả của người lãnh đạo đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bạn. Vì vậy người lãnh đạo làm việc cần phải nguyên tắc, nếu bạn không cảm thấy sự tôn trọng và nghiêm chỉnh của ông chủ công ty thì bạn không hợp tác.

Okay, gặp lại mọi người trong những phần chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh khác, câu hỏi để lại trong phần bình luận.

Trả lời