Chị Nguyễn Thị Hương Lan vốn từng có kinh nghiệm làm việc tại một công ty Nhật, có cơ hội tiếp xúc với nhiều người Nhật. Chị nhận ra rằng, người Nhật sinh sống ở Hà Nội ngày càng nhiều, họ sẽ có nhu cầu thưởng thức các món ăn Nhật cho đỡ nhớ quê hương. Nhưng tại thời điểm đó có rất ít quán ăn Nhật. Nên chị Lan, một người chả có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực F&B đã quyết tâm khởi nghiệp với một nhà hàng Nhật vào năm 1999.
Vào những năm đó, internet chưa phát triển, mọi thông tin tìm kiếm rất hạn chế. Chị phải nhờ những mối quan hệ mình có được mới hỏi mua được đồ nội thất theo phong cách Nhật, rồi nhập khẩu nguyên liệu đồ sống từ Nhật về Việt Nam.
Chị khởi nghịệp với số vốn 5.000 USD mượn được từ bạn bè, người thân và từ tiền tiết kiệm. Tiền đầu tư thì nhiều, mà doanh thu thì ít. Lúc đầu chỉ có vài khách quen đến ăn ủng hộ, sau đó thì vắng.
>> Sau 2 tháng tạo dựng mô hình, thu 80 triệu mỗi tháng nhờ Rau má
Một lần được một người bạn Nhật tặng một bộ cờ vây, chị đã tự học cách chơi. Khách Nhật đến ăn tại nhà hàng thường rủ chị chơi cờ nhưng đều thua. Thế là họ tự kháo nhau, rủ nhau đến nhà hàng để ăn đồ Nhật và chơi cờ vây. Từ đó, nhà hàng Nhật của chị Lan được nhiều người biết đến hơn, thương hiệu NewSake trở thành một trong những thương hiệu đồ Nhật nổi tiếng ở Việt Nam.
Chơi cờ vây được đánh giá là một chiến lược tạo sự khác biệt độc đáo mà chị Lan đã sử dụng. Không phải khác biệt về sản phẩm và khác biệt về cảm xúc, niềm tin và sự tôn trọng khách hàng.