Dữ liệu và cơ hội: Mô hình kinh doanh Dầu ăn ở Việt Nam

Dữ liệu và cơ hội: Mô hình kinh doanh Dầu ăn ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh trong khu vực, cộng với dân số đông vì thế những nhu cầu đối với những sản phẩm thiết yếu hằng ngày là rất cao, trong đó có dầu ăn. Vì thế, đây được đánh giá là một thị trường giàu tiềm năng với ngành dầu ăn.

Trung bình, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 1,5 triệu tấn dầu ăn nhưng nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ. 60% còn lại phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu ăn từ nước ngoài.

Năm 2018, Việt nam đã nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn dầu ăn, trong đó 56% nguồn dầu được nhập từ Malaysia

Quy mô thị trường dầu ăn Việt Nam được đánh giá là 30.000 tỷ đồng/năm, trong khu nguồn cung trong nước còn ít khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia.

>> Cách làm giàu với nghề nuôi chim của chàng trai đi từ nước ngoài về Việt Nam để khởi nghiệp

Tập đoàn Kido đã chuyển sang mảng kinh doanh dầu ăn bằng việc mua lại 65% cổ phần của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An vào năm 2016. Tập đoàn này cũng sở hữu 51% cổ phẩn tại Tổng công ty Công nghiệp và dầu thực vật Việt Nam tính đến năm 2017.

Các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường này như Sime Darby Plantation của Malaysia cùng với Tổng Công ty Công nghiệp và dầu thực vật Việt Nam đã thành lập công ty dầu ăn Golden Hope Nhà Bè, Tập đoàn Wilmar của Singapore thành lập công ty dầu ăn Cái Lân cùng với Tổng Công ty Công nghiệp và dầu thực vật Việt Nam

Trả lời