Ý tưởng vực dậy 100 cửa hàng thời trang sau khi bị phá sản

Ý tưởng vực dậy 100 cửa hàng thời trang sau khi bị phá sản

Từ khi còn là sinh viên, anh Lê Xuân Tùng đã làm rất nhiều công việc để thỏa mãn niềm đam mê kinh doanh của mình. Tuy mỗi dự án không kéo dài quá 1 năm nhưng anh lấy đó làm kinh nghiệm và không hề hối hận.

Sau khi ra trường, anh chọn khởi nghiệp với việc kinh doanh thời trang. Tổng số tiền anh vay mượn được và bán xe là 26 triệu đồng dồn hết vào để nhập quần áo từ Trung Quốc về bán online. Đối tượng khách hàng anh hướng đến tại thời điểm đó là sinh viên nam, giá đồ rẻ.

Sau khoảng 6 tháng, anh trả được hết nợ. Lúc này, anh muốn đi xa hơn, và nhận thấy hàng Trung Quốc không đảm bảo chất lượng sẽ khiến cho khách hàng quay lưng nhanh. Vì thế, anh quyết định tự đầu tư xây dựng xưởng may, thành lập thương hiệu riêng.

Và thế là thương hiệu thời trang Bionline ra đời vào năm 2011. Nhân viên được phép góp vốn đầu tư và chia lợi nhuận. Công ty nhanh chóng mở ra 30 cửa hàng. Tuy nhiên, sau một thời gian việc kinh doanh đi xuống. Công ty gần như sụp đổ vào năm 2014.

>> Ý tưởng trở thành người có giá trị trong mắt người khác, khi chính mình chưa tạo ra giá trị

Anh chia sẻ thẳng thắn vấn đề công ty đang gặp phải cho toàn bộ nhân viên biết. Và thật bất ngờ khi có rất nhiều người quay lại giúp đỡ anh. Sau khi ngồi lại, anh và những nhân viên của mình đã tìm ra nguyên nhân thất bại, đó chính là vì anh đã chọn phân khúc khách hàng sai.

Cũng trong năm 2014, anh xây dựng lại thương hiệu mới có tên là Biluxury và triển khai các chiến lược kinh doanh, marketing hướng đến nhóm khách hàng trung lưu và cao cấp.

Sau 5 năm, Biluxury đã có cho mình hơn 100 cửa hàng và Lê Xuân Tùng trở thành CEO của một trong những thương hiệu thời trang made in Việt Nam nổi tiếng.

Trả lời