Mối liên hệ phổ biến là điểm xuất phát của phép biện chứng duy vật. Quan điểm về mối liên hệ phổ biến và quan điểm về sự phát triển là đặc điểm chung của phép biện chứng duy vật.
Thế giới thống nhất với vật chất. Thế giới vật chất có mối liên hệ phổ biến. Đồng thời mối liên hệ phổ biến của sự vật tạo nên sự vận động, biến đổi và phát triển của sự vật.
Hai mặt thống nhất và đối lập bên trong sự vật tạo thành mâu thuẫn. Bản thân các mối liên hệ cố hữu, bản chất và tất yếu của sự vật là quy luật.
1, Định nghĩa về mối liên hệ phổ biến
Mối liên hệ phổ biến là chỉ mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau giữa các sự vật và giữa các nhân tố trong sự vật.
2, Đặc trưng cơ bản của mối liên hệ phổ biến
(1), Mối liên hệ phổ biến phải có tính phổ biến
Nó chủ yếu biểu hiện ở: Thứ nhất, các bộ phận, yếu tố và các khâu khác nhau bên trong tất cả các sự vật có mối liên hệ lẫn nhau. Thứ hai, mọi thứ đều có mối liên hệ với mọi thứ khác xung quanh. Thứ ba, toàn bộ thế giới là một thể thống nhất có mối liên hệ lẫn nhau.
(2), Mối liên hệ phổ biến có tính khách quan
Nó là sự cố hữu của bản thân sự vật, không thể thay đổi bởi ý chí con người.
(3), Mối liên hệ phổ biến có tính đa dạng
Từ các khía cạnh khác nhau, mối liên hệ phổ biến có thể được chia thành mối liên hệ phổ biến trực tiếp và mối liên hệ phổ biến gián tiếp. Mối liên hệ phổ biến bản chất và mối liên hệ phổ biến hiện tượng. Mối liên hệ phổ biến chủ yếu và mối liên hệ phổ biến thứ yếu.
Mối liên hệ phổ biến tất nhiên và mối liên hệ phổ biến ngẫu nhiên. Mối liên hệ phổ biến bên trong và mối liên hệ phổ biến bên ngoài. Quan hệ nhân quả, mối liên hệ giữa tổng thể và bộ phận. Những mối liên hệ phổ biến khác nhau có tác dụng khác nhau đến sự tồn tại và phát triển của sự vật.
(4), Mối liên hệ phổ biến có tính cụ thể và tính điều kiện
Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các sự vật cụ thể. Mối liên hệ phổ biến của mọi vật đều phải dựa vào những điều kiện nhất định. Tính chất và phương thức của các mối liên hệ phổ biến sẽ thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện.
3, Nguyên lý và yêu cầu phương pháp luận của các mối liên hệ phổ biến
(1), Nguyên lý
Mối liên hệ phổ biến là chỉ sự ảnh hưởng lẫn nhau và sự kiềm chế lẫn nhau giữa các sự vật và các yếu tố bên trong sự vật. Toàn bộ thế giới là một chỉnh thể hữu cơ với những mối liên hệ phổ biến. Mọi thứ đều nằm trong những mối liên hệ phổ biến. Những sự vật cô lập không thể tồn tại được. Mối liên hệ giữa các sự vật là phổ biến và khách quan, nhưng cũng vừa cụ thể và có điều kiện.
>> Ví dụ về sự Mâu thuẫn trong tự nhiên (Khái niệm và quy luật về mâu thuẫn)
(2), Yêu cầu phương pháp luận
Chúng ta phải kiên trì, học cách quan sát và giải quyết các vấn đề bằng quan điểm của mối liên hệ phổ biến.
Ví dụ về mối liên hệ phổ biến nhất (Triết học về mối liên hệ phổ biến)
1, Tấn công Ngụy Quốc cứu Triệu Quốc. Cứu Triệu Quốc không trực tiếp phái quân cứu trợ. Mà thông qua cách tấn công Ngụy Quốc khiến Ngụy Quốc phải rút quân khỏ Triệu Quốc. Chứng tỏ giữa lợi ích của Ngụy Quốc và sự an nguy của Triệu Quốc có mối liên hệ phổ biến với nhau. Cũng giống như “môi hở răng lạnh vậy”.
2, Ví dụ, khi bạn muốn trồng một cái cây. Bạn phải có hạt giống và đất. Bạn phải tưới nước cho nó mỗi ngày. Đồng thời phải cho nó quang hợp, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Chỉ có như vậy thì hạt mới nảy mầm. Nếu như không có những điều kiện kết, hạt giống sẽ không bao giờ nảy mầm. Có thể thấy rằng giữa hạt giống và môi trường xung quanh có mối liên hệ nhất định.
3, Cá không thể sống thiếu nước.
Cửa thành cháy, vạ đến cá dưới ao. (theo tích cửa thành cháy, người ta lấy nước ở hào bên thành cứu hoả, làm cho cá chết vì hết nước). Chó chết, bọ chó chết theo.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Ví dụ về mối liên hệ phổ biến nhất (Triết học về mối liên hệ phổ biến)
4, Trong cuộc sống kinh tế, giữa giá cả, giá trị và mối quan hệ cung cầu có mối liên hệ phổ biến. Sai một li đi một dặm.
5, Giữa tri thức cũng có mối liên hệ phổ biến. Khi chúng ta làm đề kiểm tra toán, lý, hóa, chúng ta phải vận dụng kiến thức văn học để đánh giá đề thi.
Khi giải đề lý, hóa, chúng ta phải vận dụng công thức toán học để tính toán. Khi học các kiến thức về môn xã hội, chúng ta phải vận dụng phương thức tư duy lô gíc của các môn tự nhiên.
6, Nhân tế bào, chất tế bào, màng tế bào liên kết với nhau tạo thành tế bào hữu cơ.
7, Thực vật, nước và không khí có mối liên hệ phổ biến. Nước và không khí là điều kiện sinh tồn của thực vật. Thực vật có tác dụng làm sạch đối với nước và không khí.
8, Bên trong thế giới tự nhiên có mối liên hệ lẫn nhau. Bên trong xã hội nhân loại có mối liên hệ lẫn nhau. Bên trong ý thức của con người cũng có mối liên hệ lẫn nhau.
Thế giới tự nhiên và xã hội nhân loại có mối liên hệ lẫn nhau. Thế giới khách quan và ý thức của con người có mối liên hệ lẫn nhau. Từ đó hình thành nên một tổng thể thế giới thống nhất.
Xem thêm:
> Dạy học Kỹ năng giải quyết vấn đề ( Phương pháp sâu trong Cách giải quyết vấn đề)
> Phương pháp kỹ năng giải quyết vấn đề ( trong công việc, nghiên cứu học tập và cuộc sống)
> (Phân tích sâu) Phương pháp kỹ năng giải quyết vấn đề bằng bản chất và tư duy quy luật
> Lý do Lương mở dự án HIEUTHEM