Nhắc đến triết học, không ít bạn lắc đầu ngao ngắn về độ khó và độ trìu tượng của nó. Thế nhưng, trên thực tế triết học không hề khó như bạn nghĩ.
Triết học là khối tri thức khổng lồ của nhân loại. Nhờ có triết học mà rất nhiều những vấn đề khó trong xã hội được giải quyết một cách dễ dàng.
Bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn về khái niệm, vai trò và một số ví dụ cụ thể về triết học. Để các bạn hiểu hơn về tác dụng và tầm quan trọng của triết học trong cuộc sống.
Khái niệm triết học là gì
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.
Triết học nghiên cứu về các câu hỏi chung và cơ bản về sự tồn tại, kiến thức, giá trị, lý trí, tâm trí và ngôn ngữ. Những câu hỏi thường được đặt ra là vấn đề cần nghiên cứu hoặc giải quyết.
Triết học là một cái gì đó nằm giữa thần học và khoa học. Giống như thần học, nó chứa đựng suy nghĩ của con người về những điều mà kiến thức khoa học vẫn chưa chắc chắn. Nhưng nó cũng giống như khoa học. Nói về lý tính nhân loại chứ không phải quyền uy của nhân loại.
Tất cả những kiến thức chính xác đều thuộc về khoa học. Tất cả những giáo điều vượt quá những kiến thức chính xác đều thuộc về thần học.
Nhưng giữa thần học và khoa học có một khu vực không có người, mà bị cả hai bên tấn công. Khu vực đó, gọi là triết học.
Nguồn gốc triết học
Về nguồn gốc, triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây từ khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước công nguyên. Tại các quốc gia văn minh cổ đại như: Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc.
Ở phương Tây, khái niệm triết học lần đầu tiên xuất hiện tại Hy Lạp với tên gọi philosophia. Có nghĩa là “love of wisdom” – “sự thông thái của tình yêu” bởi nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại mang tên Pythagoras.
Với người Hy Lạp, triết học mang tính định hướng đồng thời cũng nhấn mạnh khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.
Ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học được bắt nguồn từ chữ triết và được hiểu là sự truy tìm bản chất của đối tượng, là trí tuệ, sự hiểu biết sâu sắc của con người.
Còn tại Ấn Độ, darshanas (triết học) lại mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.
Vai trò của triết học
Đóng vai trò là nhân tố định hướng cho quá trình hoạt động sống của con người. Từ thế giới quan đúng đắn. Giúp con người có khả năng nhận thức, quan sát, nhìn nhận mọi vấn đề trong thế giới xung quanh. Từ đó giúp con người định hướng thái độ và cách thức hoạt động sinh sống của mình.
Đóng vai trò chỉ đạo, định hướng trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn và vận dụng các phương pháp hợp lý. Có hiệu quả tối đa để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn.
>> 12 tư duy triết học siêu đẳng, giúp bạn thu lợi cả đời
Ví dụ về Triết học
1, Một cụ già người Ấn Độ nói với cháu của mình. Trong cơ thể của mỗi người đều có hai con sói. Hai còn sói này tàn sát lẫn nhau một cách tàn khốc.
Một con sói đại diện cho sự phẫn nộ, đố kỵ, kiêu ngạo, nỗi sợ và sự sỉ nhục. Một con sói đại diện cho sự dịu dàng, lương thiện, biết ơn, hy vọng, mỉm cười và tình yêu.
Cậu bé nghe thấy vậy liền vội vàng hỏi ông: “Thưa ông, vậy con nào giỏi hơn ạ?”
Người ông trả lời: “Con mà cháu cho nó ăn”.
2, Một người trẻ tuổi hỏi một cụ già đắc đạo: “Trí tuệ từ đâu đến?”. Cụ già đáp: “Đến từ khả năng phán đoán chính xác”. Người trẻ tuổi lại hỏi: “Khả năng phán đoán chính xác đến từ đâu”?
Cụ già trả lời: “Đến từ kinh nghiệm”. Người trẻ tuổi lại hỏi: “Vậy kinh nghiệm đến từ đâu?”. Cụ già đáp: “Đến từ những phán đoán sai lầm”.
3, Hòa thượng già hỏi hòa thượng trẻ: “
- Nếu như tiến một bước là từ, lùi một bước là vong thì con làm thế nào?
Hòa thượng trẻ đáp lại không chút do dự:
- Con đi sang bên cạnh.
Trời không tuyệt đường đi của con người. Khi đường đi tiến thoái lưỡng nan. Hãy thay đổi cách suy nghĩ, có thể bạn sẽ hiểu: “Bên cạnh đường cũng là đường”.
Ví dụ về Triết học
4, Hai cha con nọ đi qua trước cửa khách sạn 5 sao. Nhìn thấy một chiếc xe ô tô nhập khẩu vô cùng sang trọng.
Người con trai nói với cha bằng giọng kinh thường: “Người lái chiếc xe này, đích thị là không có học vấn”. Người cha thì hời hợt đáp lại: “Người mà nói ra câu vừa rồi, đích thị là người trong túi không có tiền”.
Qua đây có thể thấy, cách nhìn nhận sự việc của bạn, có phải cũng sẽ phản ánh thái độ thực trong lòng của bạn không?
5, Các Mác khi còn sống từng rất thích một câu chuyện ngụ ngôn. Nhà triết học và người lái thuyền cùng đi trên một con thuyền.
Nhà triết học hỏi người lái thuyền: “Anh hiểu toán học không?”. Người lái thuyền đáp: “tôi không hiểu”.
Nhà triết học nói: “vậy là anh mất đi 1/3 giá trị sống”. Nhà triết học lại hỏi: “vậy anh có hiểu triết học không?”. Người lái thuyền trả lời: “tôi càng không hiểu gì”. Nhà triết học đáp: “anh mất đi một nửa giá trị sống”.
Một con sóng lớn ập đến khiến thuyền bị lật. Nhà triết học bị rơi xuống nước. Người lái thuyền hỏi: “anh có biết bơi không?”. Nhà triết học đáp: “Tôi không biết”. Người lái thuyền nói: “vậy thì anh sẽ bị mất đi toàn bộ giá trị sự sống”.