Thông thường, các quản lý hay lãnh đạo cấp cao thường sẽ né tránh những câu hỏi mà họ không có câu trả lời chính xác. Hoặc là người lãnh đạo và nhân viên sẽ nghĩ rằng đây không phải là thời điểm thích hợp để đặt câu hỏi; Hoặc sẽ là một cách giải thích hợp lý khác đó là CEO đã cầm lái công ty một năm hoặc nhiều hơn một năm, họ thấy rằng chiến lược đã rất phù hợp. Họ có thể sẽ nghĩ rằng thời điểm của những câu hỏi này đã qua, đặt câu hỏi sẽ chỉ khiến người ta cảm thấy bị làm khó và bị phê bình.
Trên thực tế thì các nhà quản lý, lãnh đạo cấp cao sẽ thường chú trọng tới việc những chiến lược này có đủ rõ ràng hay không? Bởi như vậy mới có lợi cho họ trong việc theo đuổi mục tiêu nhiệm vụ của mình.
Ví dụ, nói về sự thành công của 2 tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới là Google và Apple là điều không thể phủ nhận. Để tạo được vị thế như ngày hôm nay, 2 tập đoàn này tuy khác nhau về lĩnh vực kinh doanh nhưng cũng có những điểm tương đồng trong chiến lược phát triển.
Yếu tố đầu tiên đó là hiểu người dùng muốn gì, cần gì và đáp ứng nó. Đây là điều không phải công ty nào cũng làm được, việc đọc vị được nhu cầu của khách hàng đã giúp bạn thành công một nửa trên con đường kinh doanh.
Thử hình dung, với cùng một sản phẩm nhưng bạn thấu hiểu được sở thích của khách hàng, thiết kế chúng theo đúng như vậy, đồng thời có những chính sách thỏa mãn được người tiêu dùng thì sản phẩm của bạn chắc chắn sẽ thu hút được khách hàng. Tuy nhiên, đây luôn luôn không phải công việc dễ dàng, bạn cần có một đội ngũ chuyên nghiệp có khả năng nghiên cứu thị trường một cách hiệu quả. Nhìn vào thành công của Apple có thể thấy, họ không phải là sản phẩm smartphone đầu tiên, nhưng họ lại là hãng điện thoại hàng đầu thế giới, luôn luôn cháy hàng mỗi khi ra mắt sản phẩm mới. Google cũng vậy họ không phải công cụ tìm kiếm thông tin duy nhất, nhưng lại được sử dụng nhiều nhất và phổ biển nhất. Để làm được những điều đó, tất cả là nhờ sự thấu hiểu, thỏa mãn được những nhu cầu của người dùng, đem lại một cách trọn vẹn những yêu cầu của họ.
Tiếp theo họ luôn không ngại mạo hiểm, họ sẵn sàng từ bỏ những cái cũ lạc hậu để thay thế những cái mới mẻ hiện đại hơn dù cái cũ có được yêu thích như thế nào. Phản hồi sau những thay đổi của người dùng sẽ giúp họ ngày một phát triển hơn, apple không ngừng ra mắt những dòng điện thoại mới với sự cải tiến ngày càng cao, google liên tục cập nhật các phiên bản mới để khắc phục được những điểm mới của phiên bản cũ. Thậm chí, việc không ngại mạo hiểm phá bỏ những cái mới còn khiến người sử dụng trông chờ vào sự thay đổi của họ. Người ta tò mò lần này sẽ như thế nào, có cái gì mới, cái gì khác và ứng dụng như thế nào.
Đồng thời, cả 2 tập đoàn đình đám này đều tập trung vào nhân viên của mình. Họ luôn thấu hiểu rằng, yếu tố con người luôn là yếu tố then chốt quyết định thành công của các doanh nghiệp. Họ chăm sóc nhân viên bằng những đãi ngộ tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ phát triển, không đặt họ vào một khuôn khổ nào cả mà để cho họ mặc sức sáng tạo.