Ở những vùng quê nông thôn khó có thể tìm ra được 1 ý tưởng đầu tư hoàn hảo, chúng ta chỉ cố gắng tìm ra những phương án kinh doanh hiệu quả hơn những phương pháp còn lại.
Hôm nay Lương sẽ chia sẻ về 1 loại mặt hàng dịch vụ mà buôn bán khá chạy ở vùng nông thôn. Điều kiện để thực hiện ý tưởng này là bạn có 1 không gian làm cửa hàng ở mặt đường trong trung tâm của làng, xã đó.
Cửa hàng ăn từ thành phố về quê
Những món ăn mà chúng ta bán bao gồm: Đồ ăn sáng bún, phở, bánh nếp, bánh trưng, bánh tẻ,b ánh trôi, đồ nhậu…
Những món ăn như thế là sản phẩm thiết yếu cho nên sẽ thu hút được hầu hết khách hàng, chỉ còn 1 vấn đề là người khách hàng tiềm năng có tiền để chi hay không. Mà hiện nay các vùng nông thôn cũng đang phát triển cao hơn rất nhiều so với cách đây 7-8 năm.
> 5 Mô hình làm giàu từ nông nghiệp hiệu quả cao
Đời sống tinh thần ở nông thôn cũng được nâng cao chứ chưa nói đến nhu cầu vật chất. Thế thì những sản phẩm món ăn của bạn sẽ đáp ứng nhu cầu mang tính vật chất cho người mua.
Với mỗi bát bún bạn có thể thu 15.000 VNĐ-20.000 VNĐ, đừng thu cao hơn bởi vì sẽ không có ai thèm đến quán của bạn đâu, đơn giản là vì họ làm gì có nhiều tiền đến mức ăn bát bún, bát phở đắt 25.000 VNĐ-30.000 VNĐ, một ngày làm việ của họ chưa chắc đã kiếm được 50.000 VNĐ.
Ở mỗi vùng nông thôn thì có thể sẽ có những thu nhập ít nhiều khác nhau, nhưng nói chung thì người nông dân họ muốn mua hàng với mức giá thấp nhất có thể cho dù là sản phẩm đó chất lượng cao.
Nếu bạn mang quan niệm chất lượng nào thì giá tiền đó về nông thôn kinh doanh thì không được rồi.
Để có thể giảm giá bán cho khách
Mục đích của việc định giá bán 1 món đồ ăn thấp là đẻ thu hút càng nhiều khách hàng, thậm chí là cả làng, cả xã đến ăn sáng, ăn trưa ở quán của bạn.
Nếu có mức giá bán thấp thì bạn phải nhập được những nguyên liệu có giá tốt, để làm được việc đó thì bạn phải đi khắp nơi khảo sát và đánh giá để có thể so sánh, cuối cùng bạn lập biểu thống kê là nên lựa chọn nguồn nguyên liệu nào thì tốt cho kế hoạch kinh doanh của mình.
Thu tiền không để nợ qua ngày
Mục đích của bạn khi kinh doanh đồ ăn là bán để thu tiền về ngay lập tức, làm thế thì tiền vốn mới xoay vòng được. Nhưng thói quen mua bán ở nông thôn có điểm khác biệt là hay mua chịu, nợ.
Muốn giải quyết được vấn đề nan giải đó bạn phải cương quyết ngay từ đầu, bạn chỉ cho phép người nợ chịu đến ngày thứ 2, nếu họ không mang tiền trả bạn tới nhà đòi, nếu họ tới ăn quán mà không trả lần thứ 2 bạn không cần đòi mà cấm người đó không cho ăn nữa, và hãy nói điều đó với mọi người bằng biển quảng bá, ghi chú trong quán ăn, ghi chú trên bàn ăn, ghi chú trên hộp đựng đũa…
Người kinh doanh không được phép để nợ tồn đọng ở trong dân, những người buôn bán mà cho nợ đến mưc mà tự người đó bực mình thì họ không hợp với kinh doanh, nên tìm nghề khác làm.