Ở Sóc Trăng có nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch, người dân chủ yếu gắn bó với nghề chài lưới để kiếm sống. Ông Nguyễn Văn Kiệt đã phát triển mô hình nuôi cá bông lau để làm giàu.
Ông Kiệt bắt đầu nuôi cá bông lau vào năm 2011 trên diện tích 8.000m2 mặt nước. Ông đã đầu tư mua hơn 12.000 con giống với giá khoảng 5.000đ/con để thả nuôi. Sau khoảng 2 tháng chăn nuôi, ông bán đi hơn 5.000 con cá giống với giá 15.000đ/con. Còn lại, ông tiếp tục nuôi thêm 10 tháng nữa rồi mới bán. Kết quả, ông đã xuất đi được hơn 8 tấn cá giới giá 100.000đ/kg. Giúp gia đình ông kiếm về 800 triệu ngay năm đầu tiên.
Ông Kiệt là người áp dụng mô hình nuôi cá bông lâu này đầu tiên tại địa phương. Nhiều người thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình nên cũng có làm theo nhưng đa số thất bại. Nghề nuôi cá bông lau phải chịu khó, kiên trì, và không nãn lòng. Đến nay chỉ còn ông Kiệt vẫn làm giàu từ mô hình này.
Từ 2014 đến nay gia đình ông chuyển sang nuôi cá bông lau thịt chứ không còn cung cấp con giống như trước nữa. Do tính rủi ro cao, cá bông lâu yếu nên rất dễ chết. 2017, ông xuất đi hơn 11 tấn cá bông lâu, lãi 800 triệu. Năm 2018, mô hình chăn nuôi cá bông lâu của gia đình ông Kiệt đã thu về hơn 1 tỷ đồng. Tiếp đó, ông đã mở rộng thêm mô hình bằng việc thuê 40.000m2 mặt nước gần sông Tiền để nuôi tôm càng xanh và cá tra.