Đã không còn xa lạ gì với hình ảnh những trung tâm mua sắm bán lẻ hoạt động phục vụ người dân Việt. Nhưng trong số đó có không ít người phải lặng lẽ ra đi vì hoạt đông kinh doanh không được hiệu quả. Có nhiều ông lớn hoạt động rất thành công tại thị trường nước ngoài nhưng đến khi vào Việt Nam lại gặp phải những thất bại thảm hại.
Hình ảnh hàng loạt những tập đoàn lớn tại Việt Nam lần lượt rút khỏi thị trường gây hoang mang nhiều trong giới đầu tư kinh doanh. Người ta đã đặt ra câu hỏi đầy băn khoăn rằng liệu rằng người ta có còn niềm tin vào thị trường này và tiếp tục đầu tư vào thị trường bán lẻ của Việt Nam.
Nhìn nhận một cách tổng thể thì thị trường bán lẻ theo hướng hiện đại của Việt Nam vẫn còn chiếm phần trăm khá ít, chỉ khoảng 20%. Trong khi đó thì mô hình kinh doanh bán lẻ theo hướng truyền thống lại khá cao. Không khó khi tìm kiếm những hàng quán bán lẻ trên đường. Bên cạnh đó thì việc thái độ và hành vi của người dùng cũng đã dần thay đổi, nên việc cần phải thay đổi cơ cấu thị trường cũng là điều tất nhiên.
Không chỉ có vậy mà những thị trường bán lẻ lớn của nước ngoài rút khỏi Việt Nam được coi là khá bình thường, bởi có thể đó chỉ là một hướng đi khác trong lúc mà thị trường còn chưa ổn định, khi thị trường đã đi vào ổn định thì việc đầu tư thêm hay đầu tư mới của các ông lớn bán lẻ là điều đương nhiên.
Đánh giá thị trường bán lẻ của Việt Nam, người ta vẫn nhìn thấy sự đấu tranh gay gắt giưã các thương hiệu,… đã không khó khi nhìn thấy hàng loạt các thương hiệu cạnh tranh nhau và không khó để nhìn thấy những trung tâm thương mại bán lẻ của các tập đoàn lớn hàng đầu mọc lên. Điều đó càng thách thức các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu thị trường kĩ lưỡng, nắm bắt nhanh nhạy được xu hướng của người tiêu dùng và đáp ứng được những nhu cầu mua sắm bán lẻ khác nhau.
Xu hướng mua sắm đa kênh hiện nay cũng đã xuất hiện và tác động nhất định tới hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt. Lúc này khi người mua có thể ngồi nhà và vẫn mua được những sản phẩm mà mình yêu thích. Các nhà bán lẻ cần phải nhanh chóng có sự chuyển mình để có thể có những đầu tư chiến lược dài hạn. Thời gian qua, có một số hãng bán lẻ thực hiện mô hình chuyển đổi, siêu thị ảo để phục vụ nhu cầu của người dân. Người tiêu dùng thông qua các app mua hàng để có thể mua bất kì mặt hàng nào ở tiệm tạp hóa gần nhà có trong mạng lưới tạp hóa của doanh nghiệp.