5 “vai diễn” của người lãnh đạo

Người lãnh đạo trong kinh doanh có 5 “vai diễn”, mà nếu không diễn tốt 1 trong 5 vai đó thì sự nghiệp kinh doanh chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Hôm nay sẽ làm rõ chủ đề này để bạn có thể quản lý tốt hơn doanh nghiệp của mình.

Muốn thực hiện tốt những nhiệm vụ vai diễn thì điều kiện tiên quyết đó là người lãnh đạo phải có phẩm chất quản lý. Có những người sinh ra chỉ phù hợp với làm quản lý, nhưng cũng có người dù cố gắng bao nhiêu vẫn chỉ là nhân viên. Cho nên việc đầu tiên là phải xác định tố chất quản lý của mình.

1, Lập kế hoạch

Kế hoạch chính là quá trình xác định thật sự phải làm cái gì, làm việc mà không có sắp xếp thì chắc chắn sẽ thất bại, bởi vậy vai diễn đầu tiên chính là lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh.

Khi đặt bút viết kế hoạch hãy viết mục tiêu đầu tiên hoặc là những góc cạnh tạo nên mục tiêu. Sau đó là từng bước thực hiện mục tiêu, những bước làm việc đừng ghi những thứ mơ hồ mà hãy hiện thực hóa nó, ví dụ: từ ngày 20-30 tháng 10 phải thực hiện ký hợp đồng giao hàng cho 3 khách hàng .

Kế hoạch kinh doanh không được viết dựa trên đánh giá chủ quan, hoặc là kỳ vọng quá mức. Hãy xác định xem trong từng bước thực hiện mục tiêu sẽ gặp cản trở gì, khi gặp rắc rối thì phải có phương án 2 như thế nào, và nếu thất bại sẽ tổn thất bao nhiêu, liệu công ty có giữ vững được hay không.

Cô nhân viên phục vụ nói đúng 1 câu khiến vị khách rơm rớm nước mắt

Trong một số trường hợp kế hoạch đã xác lập có thể phải hủy bỏ vì bị cản trở bởi 1 yếu tố quan trọng mà khi tiếp tục thực hiện kế hoạch đó thì doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro lớn. Tuy đây là trường hợp rất hiếm xảy ra , nhưng bạn cũng phải chuẩn bị tâm lý về sự thất bại của 1 kế hoạch.

Kế hoạch kinh doanh phải gắn liền với thời gian thực hiện và thời gian chính là thước đo hiệu quả của kế hoạch. Nếu không xác định thời gian trong bản kế hoạch thì tiền vốn đầu tư “bốc hơi” là điều hiển nhiên.

2, Tổ chức và làm việc nhóm

Một người không thể hoàn thành công việc trong khoảng thời gian hữu hạn được ghi trên bản kế hoạch kinh doanh. Do vậy phải kết hợp nhiều người để cùng nhau thực hiện kế hoạch, bảo đảm tiến độ làm việc.

Trong công ty , bạn phải diễn vai này thường xuyên và thậm chí là phải mách cho nhân viên cấp dưới cách diễn như thế nào, làm sao để diễn tốt hơn, và mục đích cuối cùng của vai diễn chính là hoàn thành công việc nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Nếu bạn là sếp, bạn sẽ thường xuyên phải diễn vai này với phó giám đốc, trưởng phòng, phó trưởng phòng của tất cả các bộ phận-phòng ban. Người đứng đầu phải có trách nhiệm tổ chức nhóm, xây dựng mục tiêu và quy trình làm việc cho nhóm.

3, Dùng người

Trong “vai diễn” này, nhiệm vụ của bạn thu hút và giữ chặt những người có đủ khả năng giúp bạn thực hiện kế hoạch kinh doanh và mang lại kết quả lý tưởng nhất. Hãy tuyển thêm và có chính sách đãi ngộ tốt đối với những người mà khi họ làm việc thì 90% sẽ thành công.

Dùng người phải dựa trên tinh thần hợp tác chứ không phải dựa trên quan hệ thuê mướn. Nếu bạn càng xây dựng môi trường làm việc thỏa mái, nhân viên càng có sức sáng tạo cao, và họ sẽ là những người cống hiến cho bạn nhiều hơn, đơn giản là vì nhân viên đang hợp tác với chúng ta chứ không phải bị lệ thuộc.

4, Phân công nhiệm vụ

Diễn không tốt vai này, bạn sẽ không được tôn trọng và doanh nghiệp sẽ dần đi xuống. Khi phân công việc làm cho mỗi nhân viên không công bằng sẽ nảy sinh sự đố kỵ, làm cho hiệu quả công việc không cao, cuối cùng họ sẽ quay lai trách cứ bạn “ tại sao ông bắt tôi làm việc nhiều, còn đứa kia ngồi chơi cả ngày vẫn nhận lương tháng bằng tôi”.

Giao nhiệm vụ cho mỗi người còn phải dựa trên thế mạnh, người chỉ giỏi bán hàng thì đừng bắt họ làm Marketing, hoặc nếu nhân viên giỏi phát triển thương hiệu thì đừng bắt họ phải làm công việc văn phòng tầm thường. Người có năng lực chuyên môn trong lĩnh vực nào thì giao công việc đúng chuyên ngành nghề nghiệp của họ.

Nếu khối lượng công việc lớn hãy giao theo từng đợt, từng lần, không giao nhiều trong cùng 1 lần. Khi giao việc quá nhiều trong 1 lượt, nhân viên có thể rơi vào trạng thái chán nản, làm việc cho xong thay vì nảy sinh nhiều sáng tạo trong công việc.

5, Quản lý hiệu quả công việc

Công việc được giao cho nhân viên là để nhận lại kết quả có lợi ích, do vậy bạn không cần quan tâm nhân viên làm cái gì trong giờ làm việc, mà chỉ cần quan tâm kết quả họ làm việc bằng bao nhiêu tiêu chuẩn, nếu không đặt thì làm lại, nếu vi phạm quy định làm việc thì có cơ chế xử lý rõ ràng.

Ứng xử hợp tình hợp lý với mỗi người trong công ty, hãy tôn trọng họ và đừng mang quan niệm “tôi là chủ, ông là người làm thuê” nói với nhân viên, làm như thế chỉ có bạn thiệt chứ không phải ai khác.

Trả lời