Nhân viên sản xuất và kinh doanh cãi nhau, làm thế nào ?

Thằng kinh doanh đổ lỗi cho nhân viên sản xuất làm sản phẩm bị lỗi, không cho chất lượng tối đa làm bộ phận bán hàng khó ăn nói với khách hàng.

Còn thằng sản xuất thì cho rằng mấy đứa nhân viên kinh doanh có hiểu cái gì về quy trình sản xuất hàng hóa đâu mà “to mồm”.  Thế là mâu thuẫn giữa nhân viên kinh sản xuất và nhân viên kinh doanh trở thành chủ đề muôn thủa trong công ty.

Mâu thuẫn xảy ra trong nội bộ công ty làm cho hiệu quả công việc giảm sút, lợi ích không đạt được tối đa , đó là điều hiển nhiên. Cho nên nhiệm vụ của bạn- Một người lãnh đạo là phải tìm ra phương cách giải quyết mâu thuẫn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn

Tìm được lý do xảy ra bất đồng thì mới giải quyết được vấn đề, còn nếu áp dụng biện pháp mạnh như trừ lương của cả 2 đối tượng thì thật là tệ, bạn cũng không được mắng chửi ai cả, bởi vì bạn không có tư cách chửi ai cả.

Trong câu chuyện mâu thuẫn này thì vấn đề nằm ở khâu bán hàng. Vì bị khách hàng chê bai chất lượng sản phẩm, cho nên họ không mua hàng hóa làm sụt giảm doanh thu của bộ phận bán hàng, việc này khiến chỉ tiêu doanh thu tháng/1 nhân viên không đạt, do vậy họ quay sang nói to nói nhỏ với bộ phận sản xuất.

Lần thứ nhất bộ phận sản xuất nghe và không nói gì. Nhưng đến lần thứ 2, khách hàng lại tiếp tục phàn nàn về sản phẩm thì lúc này bộ phận kinh doanh phát khùng, nổi nóng với bộ phận sản xuất, lúc này mâu thuẫn xảy ra.

Những kinh nghiệm lớn để đời trong kinh doanh

Giải quyết mâu thuẫn giữa thằng nhân viên sản xuất và thằng kinh doanh

Lương hỏi bạn câu này, nếu trả lời được thì chúng ta giải quyết xong việc này: Khách hàng của công ty là ai ?

Khách hàng có thể là người ngoài công ty, có thể là đồng nghiệp, có thể là thành viên hội đồng quản trị có thể là giám đốc Marketing, có thể là sếp,…Mà đã là khách hàng thì nhân viên kinh doanh phải xem họ như “thượng đế”, đừng làm phật lòng họ, nếu không thì chính nhân viên kinh doanh sẽ bị thiệt.

Nhân viên sản xuất là đồng nghiệp của nhân viên kinh doanh, họ là khách hàng của bộ phận kinh doanh/bán hàng, thế nên ở ai phải nhún nhường trong câu chuyện này ?

Tất nhiên là chúng ta không thể chỉ giải quyết vấn đề này với phòng kinh doanh mà còn phải kết hợp các biện pháp khác như:

– Để cho nhân viên sản xuất và nhân viên kinh doanh cùng tham gia nghiên cứu thị trường

– Mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng kết hợp giữa 2 bộ phận để họ phản ánh tình trạng xảy ra

– Cho nhân viên kinh doanh học kiến thức về kỹ thuật sản xuất hàng hóa.

– Phòng nhân sự có trách nhiệm gắn kết 2 bộ phận với nhau…

Vậy nếu như bạn là 1 người lãnh đạo rơi vào hoàn cảnh này thì bạn sẽ làm gì để đảm bảo lợi ích tối đa cho công ty , cùng chia sẻ trong phần bình luận để mọi người học hỏi bạn.

Trả lời