Để mở được một shop quần áo thời trang là điều không quá khó, nhưng để tồn tại được giữa môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh lớn như thế này lại là điều không hề đơn giản. Các shop thời trang mới mở thường phải đóng cửa ngay trong thời gian đầu cũng vì phạm phải một số sai lầm sau đây.
1.Phá giá để hút khách
Tình trạng này thường diễn ra ở những shop thời trang mới khai trương, họ thường dùng chiêu thức này để thu hút sự chú ý của khách hàng. Bán giá thấp hơn so với sản phẩm đồng loại hiện có trên thị trường trong một khoảng thời gian khá dài nhưng sau đó lại tăng giá đột ngột để lấy lại doanh số, gia tăng lợi nhuận.
Nếu giảm giá trong khoảng thời gian khai trương thì không có gì đáng bàn, nhưng nếu bạn cố tình kéo dài thời gian thì có thể sẽ gây ảnh hưởng đến giá bán trên thị trường cũng như đến tâm lý mua hàng về sau. Nếu là khách hàng thường xuyên thì họ rất dễ nhận thấy điều này, thời gian đầu bán rẻ về sau lại bán giá đắt hơn. Khách hàng thường không chấp nhận điều này và sẽ lựa chọn sang một shop khác để an tâm hơn khi mua hàng.
Giá cả thiếu cạnh tranh sẽ khiến cửa hàng của bạn khó có thể tồn tại lâu dài. Nếu bán rẻ mãi cũng không được nhưng nếu bán đắt quá khách hàng sẽ không tìm đến lần hai. Vì thế để vẹn cả đôi đường, trước khi đặt giá bán các bạn nên tham khảo ở các điểm bán khác hoặc nơi nhập hàng, mỗi sản phẩm người bán thường đặt lãi là bao nhiêu, sau đó về tính toán lại với các khoản phí của cửa hàng mình để chọn ra mức giá bán tốt nhất.
2. Phân bổ nguồn vốn thiếu hợp lý
Trong kinh doanh không phải cứ có vốn mạnh là kinh doanh sẽ thành công, điều quan trọng là bạn cần phân bổ nguồn vốn đó hợp lý. Chọn địa điểm kinh doanh diện tích rộng chi phí đắt đỏ nhưng chỉ bán hàng thời trang giá rẻ, thiếu sự quy hoạch bày hàng thiếu hấp dẫn, nhộn nhạo.
Dẫn đến tình trạng cửa hàng thì rộng nhưng lại không tận dụng được hết diện tích, tốn kém quá nhiều vào tiền mặt bằng trong khi đó tiền hàng thường xuyên thiếu hụt. Nhiều shop thời trang kinh doanh trong các con ngõ, trong hẻm với diện tích không quá lớn nhưng lại làm ăn rất phát đạt.
Có thể nói mặt bằng không phải là yếu tố quyết định, vì thế trước khi làm kinh doanh bạn cần phải đưa ra sự tính toán hợp lý, phân bổ nguồn vốn sao cho thật hợp lý, luôn có một số vốn dự phòng.
3. Ứ đọng hàng tồn kho
Có nhiều shop quần áo vì ham hàng rẻ, dựa vào ý nghĩ chủ quan của bản thân nên nhập nhiều hàng mà vẫn chưa biết sức mua, thị hiếu ngoài thị trường ra sao, dẫn đến tình trạng hàng tồn kho, đọng vốn.
Vì thế, nếu muốn nhập hàng mới người bán phải lập một kế hoạch, đặc biệt là nghiên cứu thị hiếu mua sắm của khách hàng hiện nay là gì? Khi nắm bắt được các xu hướng mới đó việc nhập hàng sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng cũng không vì thế mà ham nhập nhiều, nên có sự điều chỉnh, lần đầu nhập số lượng vừa phải sau đó xem xét tình hình, mặt hàng nào bán chạy sẽ nhập về nhiều hơn. Hãy hạn chế số lượng hàng tồn kho ở mức thấp nhất.
4. Phàn nàn về khách hàng
Nhiều chủ cửa hàng, nhân viên tỏ thái độ không vừa lòng với khách hàng ra mặt, nói những câu đại loại như “không mua mà hỏi nhiều, thử nhiều”. Đã có không ít các shop thời trang, chụp nguyên màn hình trả lời qua lại bằng tin nhắn với khách hàng rồi đưa trực tiếp lên page của shop hay trang cá nhân, với đại ý hai bên không vừa lòng nhau về sản phẩm hoặc cách giao tiếp, nói chuyện.
Trong trường hợp này không biết ai đúng ai sai nhưng như thế có nghĩa là bạn đang làm xấu hình ảnh của shop, dù hình ảnh hay tên khách hàng thường đã được che lại. Đừng cố phê phán, nhận xét hay tỏ thái độ với khách hàng. Bởi khách hàng khi mua sản phẩm ngoài việc họ muốn mua được một sản phẩm ưng ý về chất lượng, giá cả thì họ muốn nhận được cả sự hài lòng.
5. Thiếu quan tâm đến mảng online
Tiếp cận khách hàng thông qua các công cụ marketing online như lập một website, chạy quảng cáo trực tuyến, lập fanpage trên các mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram…. Với một chi phí nhất định bạn sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, giúp cửa hàng ngày một lớn mạnh và phát triển.