Không nên kinh doanh sản phẩm thời trang nữa?

Chúng ta không nên kinh doanh sản phẩm thời trang nữa? Vì lý do gì mà chúng ta không nên bán mặt hàng này. Những người đã bán quần áo, họ sống trên thị trường được bao lâu ? Trong nội dung này Lương sẽ bóc tách cho mọi người thấy bản chất của việc kinh doanh thời trang hiện nay.

Hiện trạng thị trường thời trang tại Việt Nam

Nếu nói về khía cạnh vốn đầu tư thì thị trường thời trang Việt Nam thực chưa đầu tư nhiều vào thời trang, nếu đếm các thương hiệu thời trang nổi tiếng thì toàn là của doanh nghiệp nước ngoài, trong khi đó phần lớn thu nhập của người Việt ở mức trung bình và thấp, vậy có nghĩa nhiều người sẽ không mua đủ tiền mua hàng hiệu.

Các thương hiệu thời trang của nước ngoài chủ yếu được nhập khẩu tới Việt Nam, tức là doanh nghiệp nước ngoài vẫn chưa mạnh tay bỏ vốn lớn xây dựng nhà máy sản xuất quần áo, thời trang tại Việt Nam.

Một số thương hiệu may mặc nội địa của Việt Nam như Việt Tiến, May 10, May Nhà Bè… thì không có nhiều sản phẩm đa dạng hóa. Thực tế này gợi mở cho người muốn đầu tư sản xuất-kinh doanh hàng thời trang một hướng đi nào đó mà sẽ có tương lai.

Dạo này “Mày” bán hàng thời trang à ?

Phải đầu tư thật sự

Nếu như bạn có ít vốn mà muốn tạo dựng 1 thương hiệu thời trang của riêng mình thì kế hoạch kinh doanh đó gần như sẽ bất khả thi nếu như không thật sự cố gắng và nỗ lực.

Nếu nói thị trường thời trang Việt Nam hiện nay có quá nhiều sản phẩm quần áo thì nhiều thật, nhưng chưa đủ. Mà phải nói rằng sản phẩm thời trang tại thị trường hiện nay tạp nham, thị trường vẫn chưa hình thành rõ ràng quy luật cạnh tranh, điều này có thể nhìn thấy rõ bởi một số yếu tố mà Lương liệt kê bây giờ:

– Sản phẩm có khuyến mại, giảm giá ầm ầm. Thực tế này chứng tỏ rằng người kinh doanh tập trung cạnh tranh bằng giá, còn chất lượng của sản phẩm thì chưa được đề cao, vậy nghĩa là bạn có cơ hội nhảy vào thị trường.

– Sản phẩm rất đa dạng nhưng phần lớn người mua tập trung vào 1 mẫu nào đó, tức là công tác phát triển thương hiệu riêng cho sản phẩm chưa mạnh mẽ, khiến công tác Marketing, Pr bị vô hiệu hóa trong một số trường hợp.

– Không xác định rõ đối tượng khách hàng là ai. Một cửa hàng thời trang bán rất nhiều loại quần áo cho rất nhiều kiểu người mua ( già, trẻ, trung niên…), nhưng cuối cùng tổng doanh thu lại không bằng 1 cửa hàng chỉ bán váy và trang phục cho 1 kiểu khách hàng có độ tuổi nhất định.

Trong kinh doanh sự chuyên môn hóa và tập trung khách hàng là yếu tố quyết định xem chúng ta có chiến thắng đối thủ hay thất bại, điều này cũng quyết định thời gian tồn tại trên thị trường của bạn.

– Nhà nhà bán quần áo, người người bán quần áo. Chứng tỏ rằng thị trường thời trang có phần lộn xộn, đến mức chạy xe trên 1 đoạn đường 20m lại có 1 cửa hàng thời trang, bởi vì lợi nhuận từ kinh doanh thời trang rất lớn, thế nên ai cũng muốn nhảy vào thị trường làm cho mọi thứ bị xáo trộn.

Đáng lẽ ra những công ty thời trang chuyên nghiệp phải kiểm soát được thị trường, nhưng việc làm đó tại Việt Nam chưa có hiệu quả cao, đó là dấu hiệu gợi mở tương lai cho người mới muốn kinh doanh thời trang một cách nghiêm túc.

Hôm nay như vậy thôi mọi người, trong 1 bài viết khác Lương sẽ chia sẻ thêm cho độc giảm về kinh doanh thời trang.

Trả lời