Kỹ năng ứng xử, giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Khi bạn càng lớn, việc ứng xử như thế nào trong công việc, giao tiếp lại càng đóng vai trò quan trọng, định hình con người, phong các, tác phong làm việc của bạn. Giao tiếp, ứng xử bình thường thì không quá khó, nhưng trong trường hợp bị sỉ nhục trước đám đông, bị xúc phạm trực tiếp hoặc gián tiếp bằng những câu đá xoáy thì nên ứng xử như thế nào? Bạn sẽ hành xử ra sao trong trường hợp đó để thể hiện bản lĩnh, sự khôn ngoan và thông minh của mình? Sau đây là một số chia sẽ về cách ứng xử khi bị nói điều xấu, không đúng với con người bạn hoặc bị xúc phạm.
- Phân loại mức độ xúc phạm
Trong cuộc sống hằng ngày, trong công việc thậm chí trong mối quan hệ tình cảm có thể bạn sẽ gặp những trường hợp bị người khác cạnh khóe, khiêu khíc, xúc phạm hoặc chửi bới. Vậy bạn làm gì khi bị sỉ nhục? Trong trường hợp này, hầu như ai cũng rất tức giận, bực mình và tìm cách phản bác lại. Nhưng bạn đừng vội vàng đáp trả mà cần hiểu rõ tình hình. Xúc phạm có nhiều kiểu và cũng bắt nguồn từ nhiều đối tượng. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ đối tượng xú phạm bạn là ai, họ xúc phạm như thế nào để đưa ra cách ứng xử thông minh, khôn ngoan nhất.
Thứ nhất, về đối tượng xúc phạm bạn, họ là ai? Người xúc phạm bạn là một người bạn nể trọng, một người bạn xem thường hay một người bạn có thái độ trung lập với họ? Tình huống bị chửi bởi một người bạn nể trọng bạn có thể sẽ cảm thấy tổn thương và buồn bực, nhưng bạn cần xem lại sự việc, phân tích đúng sai, có thật hành động, xử sự của bạn đáng bị họ chửi như vậy không? Nếu thật sự không thì bạn hãy tìm cách nói chuyện rõ ràng với họ để người đó hiểu được cách cư xử của họ là không đúng để có thể giữ được mối quan hệ. Nếu thật sự, bạn sai thì bạn nên kiểm điểm lại bản thân mình. Trong trường hợp, bạn bị người mà mình xem thường, không nể trọng chửi thì có thể bạn sẽ rất bực tức và ngay lập tức đáp trả, trong lúc nóng giận có thể bạn sẽ tuôn ra những lời khó nghe và vô tình đánh đồng bản thân mình như họ. Nên trong mọi hoàn cảnh, sự bình tĩnh là điều mà bạn nên giữ để xem lại bản thân có làm gì quá đáng với họ không, nếu không thì bạn có thể phản ứng lại bằng các cách khác nhau để lấy lại sự tự tôn. Nếu bạn và một người xưa nay giữ thái độ trung lập trong giao tiếp xảy ra những điều tiếng, có thể bạn cảm thấy bực mình và muốn phản ứng ngay lập tức. Tùy vào những đối tượng xúc phạm bạn là ai mà bạn có những cách giải quyết khác nhau.
Thứ hai, về mức độ xúc phạm, có bao nhiêu kiểu xúc phạm? Có nhiều kiểu xúc phạm mà bạn phải gặp trong cuộc sống như: xúc phạm bằng lời nói trực tiếp, lời nói gián tiếp, xúc phạm bằng hành động, xúc phạm bằng sự im lặng hay ngôn ngữ cơ thể. Dù là xúc phạm theo mức độ nào thì người xúc phạm cũng đã thực hiện một hành động sỉ nhục đến người nghe. Tuy nhiên, tùy mỗi cách xúc phạm, bạn cần có những cách ứng xử khác nhau, không nên giận quá mất khôn.
>>9 Ý tưởng nghệ thuật ứng xử căn bản của những người giỏi giao tiếp |
- Cách ứng xử thông minh khi bị xúc phạm.
Khi người khác xúc phạm mình bạn nên làm gì? Và làm cách nào để không bị chửi? Sau đây là một số cách để bạn ứng xử với người xúc phạm và người có ý định xúc phạm bạn.
Có lẽ mức độ nhẹ nhất là kiểu xúc phạm bằng lời nói gián tiếp. Vì đây là kiểu xúc phạm mà người thực hiện xúc phạm mượn những kiểu, lối nói bóng gió để sỉ nhục người nghe nhưng không đề cập trực tiếp đến người bị xúc phạm. Ví dụ như người thực hiện xúc phạm gián tiếp bạn bằng những lời khen châm biếm, lời nói mỉa mai thì bạn có thể hành xử theo hai cách sau:
-Bạn có thể trực tiếp phản kháng lại bằng những câu nói hài hước, bông đùa nhưng sâu cay để đáp trả những lời mỉa mai đó mà không đề cập trực tiếp đến người xúc phạm bạn. Cách này chính là gậy ông đập lưng ông, bạn dùng chính cách của người xúc phạm bạn đáp trả để họ không thể có cớ tiếp tục xúc phạm bạn nữa mà không cần phải tỏ ra tức giận, ồn ào.
-Cách thứ hai chính là phớt lờ đi những lời mỉa mai đó vì họ không trực tiếp xúc phạm bạn. Bạn không đáp trả không có nghĩa rằng bạn không biết, nó chỉ đơn giản là bạn không muốn gây ồn ào, thị phi hoặc gây hấn với ai. Phớt lờ cũng là một cách đáp trả khôn ngoan trong trường hợp bị xúc phạm gián tiếp.
Mức độ xúc phạm tiếp theo là mức độ xúc phạm gián tiếp bằng cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể như sự im lặng, một nụ cười mỉa mai, một cái nhìn châm biếm,… nhắm đến bạn. Dù kiểu xúc phạm này không dùng lời nói nhưng những cử chỉ, hành động hướng đến bạn cho thấy họ cố ý hướng đến xúc phạm trực tiếp đến bạn. Trong trường hợp này bạn cũng có thể chọn hành xử theo hai cách trên, đáp lại bằng ngôn ngữ cơ thể hoặc phớt lờ kiểu xúc phạm này.
Tuy nhiên, với cách xúc phạm gián tiếp như trên bạn nếu có thể nên chọn cách phớt lờ, đây cũng là cách ứng xử khôn ngoan để không đánh đồng bản thân bạn như những người đã xúc phạm bạn.
Mức độ xúc phạm cao hơn đó chính là xúc phạm trực tiếp bằng lời nói, đối với kiểu xúc phạm này, người nghe dễ bực tức. Trong trường hợp này bạn có thể phản ứng theo những cách sau:
– Thể hiện sự tức giận và phẫn nộ đối với hành động đó để người xúc phạm biết rằng đó là hành động quá đáng. Tuy nhiên, đây là cách thể hiện sự yếu thế khi bạn cho thấy bản thân quá xem trọng, chú ý đến sự xúc phạm dẫn đến bản thân mất bình tĩnh, nếu như vậy bạn đã cho thấy bạn bị ảnh hưởng bởi những lời sỉ nhục đó và người xúc phạm bạn đã thành công trong việc sỉ nhục khiến bạn xấu hổ, tức giận.
– Đáp trả sự xúc phạm: Trong công việc, tình cảm, cuộc sống nếu bị đồng nghiệp, người quen hoặc người yêu xúc phạm thì bạn có thể lựa chọn cách đáp trả bằng cách phản kháng bằng những câu nói khôn ngoan hoặc gián tiếp bằng những cách hài hước. Tuy nhiên, đây cũng là cách yếu thế, nó không hề giúp bạn trở nên thông minh mà còn khiến bạn vô tình ngang hàng với kẻ đã sỉ nhục mình và khiến họ xem nhẹ ban. Cảnh giới cao nhất của sự đáp trả không phải là đáp trả trực tiếp hoặc gián tiếp bằng lời nói mà là một cách khác.
– Phớt lờ, im lặng không quan tâm sự xúc phạm đó. Cách xử lý này vừa dễ nhưng cũng lại vừa khó. Tại sao lại nói như vậy? Phớt lờ, im lặng rất dễ thực hiện khi mà bạn không cần phải suy nghĩ cách đáp trả sao cho hay. Nhưng để có thể ứng xử theo cách này bạn cần thật sự bình tĩnh, biết kiềm chế bản thân tốt thì mới có thể phớt lờ sự sỉ nhục. Đây cũng được xem là cách dằn mặt đứa mình ghét hiệu quả mà bạn có thể sử dụng.
Mức độ xúc phạm cao hơn chính là dùng hành động một cách trực tiếp như đánh, đập. Đối với kiểu xúc phạm này (trường hợp không phải cha, mẹ bạn) thì bạn không thể làm ngơ hay phớt lờ nó đi mà bạn cần cho người xúc phạm biết rằng họ cần phải trả giá cho hành động đó theo quy định, kỷ luật của cơ quan, tổ chức hoặc pháp luật nhà nước. Buộc người xúc phạm phải cam kết không được tái diễn hành động sỉ nhục, xâm phạm bằng vũ lực và phải nhận mức kỷ luật thích đáng nếu hành động đó gây tổn thương thân thể đối với bạn. Bởi đối với hành vi xúc phạm bằng vũ lực có tính đe dọa thì nó có tính nguy hiểm đối với bạn. Trong trường hợp, bạn phạm phải sai lầm nên bị cha mẹ, ông bà đánh nhẹ thì nó nằm ở phạm vi răng dạy của gia đình nên bạn có thể chấp nhận.
Trên đây là một số cách ứng xử thường gặp khi bị xúc phạm ở nhiều mức độ khác nhau. Trong nhiều trường hợp bạn cần lựa chọn chấp nhận hoặc phớt lờ sự xúc phạm, sỉ nhục đó trên nhiều khía cạnh và nguyên nhân khác nhau. Bạn cũng không nên vì những người không đáng mà tức giận hoặc tự đánh đồng bản thân mình như người khác khi thực hiện đáp trả theo kiểu ăn miếng trả miếng. Theo lời Phật dạy khi bị người khác chửi thì hãy xem như đó là khẩu nghiệp của họ, họ chửi bạn chính là hạ thấp đạo đức của chính họ. Vì vậy, bạn đừng thù oán hoặc chửi người khác ngu.