Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là một trong những gương mặt thành công trong giới kinh doanh Việt Nam cũng như trên thế giới. Không chỉ thế, ông còn truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ từ những kinh nghiệm mà mình đúc rút được qua một thời gian dài lăn lộn trên thương trường. Và cuốn sách “Từ tốt đến vĩ đại” (Good to Great) của tác giả Jim Collins là một trong những cuốn sách mà ông tâm đắc và có nhiều triết lý dẫn đến thành công.
Trong cuốn sách này, tác giả đề cập đến quá trình để đi đến vĩ đại gồm 3 phần chính:
Thứ nhất là quá trình: bạn cần xây dựng một kế hoạch cụ thể, hướng bản thân đến những điều vĩ đại, để có thể phá vỡ những giới hạn của bản thân, giúp bạn đạt đến những điều vĩ đại.
Thứ hai là giai đoạn, gồm có 3 giai đoạn chính:
Con người kỷ luật: đây là yếu tố liên quan đến con người, với những nhân viên và người lãnh đạo có năng lực và đạo đức.
Suy nghĩ kỷ luật: điều này sẽ giúp bạn hoàn thành những mục tiêu khó khăn và phá vỡ những giới hạn, thách thức trong con đường kinh doanh.
Hành động kỷ luật: Tạo ra một nền văn hóa mạnh mẽ, nơi những người phù hợp sẽ làm việc trong các giá trị cốt lõi được xác định với sự tự do thích hợp.
Thứ 3 là Bánh Đà, bạn cần phải lên kế hoạch cho những mục tiêu tương lai, những việc cần làm, phải làm, cái gì là quan trọng nhất và thực hiện chúng từng bước một. Điều này sẽ giúp điều chỉnh phương hướng cho bạn.
Ngoài ra, cuốn sách này còn đề cập đến nhiều yếu tố nhỏ hơn như: Nhà lãnh đạo cấp độ 5 (Quá trình: Xây dựng nền tảng; Giai đoạn: Con người kỷ luật); Con người đến trước- Công việc theo sau (Quá trình: Xây dựng nền tảng; Giai đoạn: Con người kỷ luật), con người phải là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của công việc, điều này khiến các doanh nghiệp phải chú trọng vào việc chọn người của mình. Đối diện với sự thật phũ phàng (Quá trình: Xây dựng nền tảng; Giai đoạn: Suy nghĩ kỷ luật: trong hoạt động kinh doanh sẽ nhiều lúc bạn phải gặp nhiều khó khăn, thất bại, hoặc những việc khó chấp nhận nhưng bạn phải học cách bằng lòng với hoàn cảnh, đối diện với hiện thực từ đó tìm ra giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Khái niệm con nhím (Quá trình: Xây dựng nền tảng; Giai đoạn: Suy nghĩ kỷ luật): đây là khái niệm mà các doanh nghiệp cần phải ghi nhớ để tìm ra lợi thế tốt nhất của bạn, của doanh nghiệp và sẽ thực hiện nó như thế nào. Văn hóa kỷ luật (Quá trình: Đột phá; Giai đoạn: Hành động kỷ luật) và cuối cùng là Bàn đạp công nghệ (Quá trình: Đột phá; Giai đoạn: Hành động kỷ luật).