Ý tưởng kinh doanh củi truyền thống

Ý tưởng kinh doanh củi truyền thống

Anh Đỗ Mạnh Trung, sinh năm 1984, quê ở Yên Khánh, Ninh Bình. Anh tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, sau đó xin về làm ở xã Kim Sơn.

Có lần ah cùng gia đình ra ngoại ô Hà Nội du lịch, nhìn thấy mô hình làm củi trấu siêu nhiệt với nguyên liệu đầu vào chỉ là trấu, khiến anh rất tò mò. Trở về, anh bàn với vợ lên kế hoạch đầu tư xây dựng một xưởng sản xuất vỏ trấu y như vậy.

Theo kế hoạch, những ngày trong tuần vợ chồng anh vẫn đi làm công việc chính của mình. Cuối tuần anh lên lại cơ sở sản xuất củi trấu ở ngoại ô Hà Nội để học các làm và vận hành máy móc. Đồng thời anh cũng đi tìm nguồn cung cấp vỏ trấu để tìm đầu vào.

Đến năm 2013, hai vợ chồng quyết định vay ngân hàng 200 triệu đồng và mượn thêm người thân bạn bè để đầu tư mua máy móc, mở xưởng.

>> Nghề kinh doanh đồ cổ, giàu nức ở Sài Gòn

Tuy nhiên, những lô củi trấu siêu nhiệt làm ra không có ai mua. Anh đành chất đống trong kho, thỉnh thoảng cho bà con mang về đốt hay bón phân cho ruộng. Không từ bỏ, vợ chồng anh Trung quyết định tự mang sản phẩm của mình đến từng doanh nghiệp chào bán.

Từ từ, những đơn hàng nhỏ bắt đầu đến rồi những đơn hàng lớn hơn. Nhờ đó, việc kinh doanh củi trấu siêu nhiệt của gia đình anh Trung tạm ổn định.

Với 2 xưởng tại xã Khánh Lợi và Khánh Ninh đều có diện tích 400m2, mỗi ngày gia đình anh xuất bán từ 2.000 – 5.000 tấn củi trấu siêu nhiệt có giá bán 2.000đ/kg. Doanh thu mỗi năm khoảng 2 tỷ đồng. Cơ sở của anh còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương. Hiện anh đang mở rộng thêm một xưởng nữa ở xã Khánh Hải.

Trả lời