Kinh doanh món ăn ở Hà Nội có ổn không

Ở Hà Nội bán đồ ăn có được không , có rất nhiều người kinh doanh hàng ăn ở Hà Nội, nhưng chỉ sau 2, 3 tháng thì đóng cửa quán. Vấn đề thực sự nằm ở đâu, có nên bán đồ ăn uống ở chốn đô thị này không ?

Muốn trả lời được câu hỏi đó, chúng ta cần phân tích sâu đối tượng khách hàng.

Tại Hà Nội, hầu hết mọi người đều là người ở những tỉnh thành khác khác đến Hà Nội làm ăn. Trong báo cáo của Ban Chỉ đạo công tác dân số- KHHGĐ Hà Nội, hiện nay dân số tại tại thủ đô cán mức trên 7.5 triệu dân, con số này chiếm trên 8% dân số cả nước. Chi cục Dân số kế hoạch hóa gia đình Hà Nội chỉ ra rằng mỗi năm dân số Hà Nội tăng thêm 200.000 người.

Những con số này cho thấy một lượng nhu cầu ăn uống rất lớn trong mỗi ngày tại Hà Nội, số lượng người kinh doanh hàng ăn dù có tăng thì lượng nhu cầu tiêu thụ thức ăn đồ uống vẫn quá lớn, rõ ràng bạn có thể kinh doanh hàng ăn ở Hà Nội.

Nhưng kinh doanh thế nào để khách hàng chọn cửa hàng của bạn làm nơi dừng chân ăn uống ? Lúc này chúng ta phải bàn đến 1 câu chuyện gọi là “Chuyên môn hóa”(1) hoạt động kinh doanh.

Những vấn đề giúp kinh doanh hàng ăn tốt hơn

Phần lớn các cửa hàng ăn đều kinh doanh rất chung chung, họ đưa ra cho khách hàng 1menu sản phẩm giống hệt với người khác. Là bởi vì trước khi kinh doanh ông chủ đó đã đến những cửa hàng ăn khác kiểm tra, tham khảo, nhưng ai biết đâu ông ta bê tất cả menu món ăn của họ về quán của mình.

Cửa hàng đối thủ có thịt lợn, cá, rau củ thì cửa hàng của mình cũng phải làm y hệt như vậy. Ông chủ này cho rằng, nếu ta không bán nhiều như vậy thì làm sao khách hàng đến quán của chúng ta nữa, họ làm sao tìm được những món ăn mà họ yêu thích.

Cái gọi là “chuyên môn hóa” có nghĩa chúng ta sẽ chỉ tập trung tất cả nguồn lực, tiền vốn, con người, hoạt động Marketing vào một hoặc một số món ăn mà thôi, nhưng lợi nhuận của bạn không hề giảm, thậm chí nó tăng vọt lên rất nhiều so với khi chúng ta bán hàng ăn “tạp hóa”.

Tại sao những cửa hàng như KFC, Loteria, Phở Lý Quốc Sư, Phở 24h, BBQ… chỉ bán 1 thứ loại hàng hóa đó là thịt gà hoặc bún, phở nhưng họ thành công vang dội đến thế ? Nếu bạn là 1 người thích ẩm thực, chắc chắn bạn biết những thương hiệu lớn đó, và bạn có nhận ra sự chuyên môn hóa của họ không ?

Họ chỉ bán đúng 1 thứ sản phẩm, nhưng họ mang lại giá trị tốt hơn cho người thưởng thức món ăn của họ, những thương hiệu đó được phát triển từ quốc gia này sang quốc gia khác nhưng vẫn giữ đặc trưng và không hề đa dạng hóa hàng hóa của họ. Tất cả là bởi vì lợi nhuận của họ tăng nhiều hơn theo cách “chuyên môn hóa” chứ không phải “đa dạng hóa”(2) sản phẩm.

Kinh doanh ẩm thực ở Hà Nội, hoàn toàn có thể làm được, thị trường rất lớn đang chờ bạn đến để phát triển kinh doanh. Nhưng muốn kiếm được tiền tại thị trường Hà Nội, bạn cần tìm cho mình một dấu ấn để xây dựng nên thương hiệu.

Chỉ có thương hiệu mới giúp bạn tồn tại lâu hơn trên thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh như vậy. Hà Nội khó gì thì khó, nhưng kiếm tiền thì dễ hơn rất nhiều so với những tỉnh thành quanh đó.

Giải nghĩ chú thích trong bài:

(1)- Chuyên môn hóa: Chỉ bán 1 thứ sản phẩm ,các hoạt động từ marketing, bán hàng, đào tạo nhân sự… cũng chỉ tập trung vào 1 sản phẩm(món ăn) để nâng lợi nhuận dựa trên quy mô. Chuyên môn hóa giúp người kinh doanh tiến sâu hơn vào thị trường và trở thành người mạnh nhất.

(2)- Đa dạng hóa: Trái ngược chuyên môn hóa, sự đa dạng giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, bạn có nhiều sản phẩm để bán,đa dạng hóa chỉ nên áp dụng khi bạn chọn được 1 thị trường mới hoặc mình là người đã có vị thế lớn trên thị trường.

Trả lời