Những điều cần tránh khi người kinh doanh gặp khách hàng

Hẹn gặp được khách hàng đã là một chuyện khó, nhưng làm thế nào để khách hàng bị thuyết phục và mua hàng cho chúng ta ? Những điều cần tránh này sẽ giúp bạn ít nhiều trong đàm phán với đối tác, người mua.

1, Không chuẩn bị mọi câu trả lời

Là điều đầu tiên mà người kinh doanh đảm nhiệm vị trí bán hàng phải tránh sai phạm khi gặp tiếp xúc với khách hàng. Muốn buổi đàm phán thương lượng với đối tác hay buổi trò chuyện với khách hàng mang lại 1 đơn hàng lớn, chúng ta phải học cách thuyết phục người mua từ việc chuẩn bị câu trả lời thuyết phục nhất để đối phó với khách hàng.

Tuy nhiên bạn chỉ là đang cố gắng tìm câu trả lời cho những vấn đề được dự sẽ xảy ra, cũng cót hể không xảy ra. Cho nên bạn cần tập trung nhất vào những chủ đề mà khách hàng sẽ quan tâm nhất, nếu họ bị bạn thuyết phục ngay từ những điều đầu tiên đó thì họ sẽ không muốn hỏi thêm chúng ta ở điểm nào khác nữa.

2, kết thúc câu chuyện với câu “Mời liên lạc với nhân viên kinh doanh để biết thêm chi tiết”.

Trong email hay cuộc nói chuyện thực tế, nếu nhân viên kinh doanh chốt lại 1 câu như vậy hay “ Nếu anh chị còn hỏi gì về sản phẩm thì gửi email hoặc phone cho bên em sẽ được tư vấn cụt hể ạ”,… Những câu kết tương tự như vậy của bạn luôn luôn làm cho khách hàng nản, bạn không bao giờ nhận được phản hồi nào tương tự tự thế.

Thật nực cười nhưng đó là phản xạ tự nhiên của khách hàng, họ không bao giờ muốn phải gửi email thêm cho 1 người mà họ không quá cần thiết.

Cách thuyết phục khách hàng ngay cả khi họ không muốn mua

Để giải quyết trường hợp này, người kinh doanh nên trả lời khách hàng bằng những thời gian cụ thể, để khách hàng hiểu rằng bạn là 1 người làm việc chuyên nghiệp, 1 người có thể tin tưởng vì rất cụ thể trong từng vấn đề.

3, Sản phẩm và chất lượng phục vụ kinh doanh có sự khác biệt nhưng kết quả không có gì đặc biệt

Khách hàng luôn cố gắng tìm kiếm những điều tiện lợi và tốt nhất cho họ, sản phẩm và chế độ phục vụ của bạn dù đã có sự khác biệt nhưng kết quả cuối cùng của sản phẩm đó không làm cho khách hàng thấy điểm tốt hơn.

Vì thế khi nói chuyện với khách hàng, người kinh doanh phải thuyết phục họ tập trung vào những đặc điểm khác của sản phẩm, chứ còn tập trung vào kết quả cuối cùng thì bạn lại giống với đối thủ cạnh tranh.

Chẳng hạn sản phẩm kem dưỡng da làm trắng của bạn có tác dụng làm trắng trong 30 ngày sau khi sử dụng liên tục, sản phẩm đem lại mức sáng da tốt hơn đối thủ một chút, và đối thủ cần 35 ngày để sản dòng kem dưỡng trắng của họ mang lại làn da trắng như sản phẩm kem của bạn.

Trong trường hợp đó, khách hàng không nhận ra sự khác biệt nào, 2 hộp kem dưỡng trắng đều cho kết quả gần giống nhau, thời gian chênh lệch 5 ngày.

Cho nên người bán hàng không được phép làm cho người mua có cảm giác những công ty bán hàng giống giống nhau, bạn phải thực sự khác biệt bằng sự logic , tổng hợp tất cả những điểm nhấn quan trọng vào mặt hàng trong buổi nói chuyện với người khách.

4, Đưa ra lời đề nghị sớm hơn

Lời đề nghị của chúng ta thông thường là yêu cầu khách hàng nhập số lượng lớn để được hưởng mức giá tối ưu, hoặc là muốn khách hàng mua sản phẩm thường xuyên,, giá cả mặt hàng…Nếu đưa ra những kiến nghị đó quá sớm, bạn sẽ không thể biết được khách hàng sẽ nói điều gì tiếp theo.

Lời đề nghị, tức là mục đích đưa ra quá sớm cũng chính là khi chúng ta đang tự kết thúc buổi nói chuyện với khách hàng. Một nghiên cứu cho thấy, với người châu Á làm việc, thời gian trò chuyện càng lâu, khách hàng sẽ càng lộ ra những điểm yếu của họ để bạn thuyết phục họ.

Vì vậy mà chúng ta không vội đưa ra yêu cầu, mục đích, đề nghị với khách hàng trước hoặc quá sớm. Người kinh doanh nên kéo dài buổi nói chuyện với người mua, đối tác.

Trả lời