Thị trường hàng không Việt Nam đang có tốc độ phát triển cao trong khu vực, nhiều hãng bay mới được thành lập để đáp ứng nhu cầu bay. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra đó là nhu cầu cần thêm phi công rất cao nhưng nguồn cung thì hạn chế.
Tính đến năm 2020, Việt Nam có nhu cầu khoảng 1.500 – 2.000 phi công để đáp ứng việc phát triển thị trường bày của tất cả các hãng hàng không. Trung bình thị trường Việt Nam cần khoảng 200 phi công/năm. Trong khi đó, trường đào tạo phi công ở Việt Nam mỗi năm chỉ tuyển 100 học viên, nhưng chỉ có khoảng 60-70% học viên tốt nghiệp. Vì thế, nguồn cung chỉ đáp ứng hơn 30% so với nhu cầu cần.
Mức lương của phi công hiện nay rơi vào khoảng 150 – 170 triệu đồng/tháng. Một công việc lương cao, ra trường có việc làm ngay là mong muốn của rất nhiều người. Nhưng chi phí để theo học và nhận bằng lái máy bay cũng rất tốn kém.
>> Ý tưởng quảng bá của 1 nhà hàng nhỏ, khiến các chuyên gia Marketing ngả mũ tán dương
Ngoài đào tạo trong nước, nhiều học viên phải sang tận nước ngoài như Mỹ, Anh Quốc…để theo học. Mức học phí trung bình khoảng 4 tỷ đồng. Vì thế, muốn theo học ngành này cũng đòi hỏi học viên có điều kiện kinh tế.
Các hãng bay hiện nay liên tục cập nhật các chương trình đào tạo, cử nhân viên đi học ở nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành.
Có thể nói, một trong những nguyên nhân chính khiến cho nguồn cung phi công trong nước không đáp ứng đủ đó là do thiếu cơ sở hạ tầng, chương trình đào tạo bài bản. Do đó, ý tưởng mở trường đào tạo phi công cũng là một ý tưởng hấp dẫn.