Tại Hồng Kông (Trung Quốc), giáo viên Timothy Yu, nhà sáng lập Công ty Snapask, cung cấp ứng dụng di động cho phép học sinh đặt câu hỏi rồi chuyển đến thầy cô trong vài giây giúp thầy và trò tương tác nhanh trong buổi học.
Được khởi xướng hồi năm ngoái, Snapask hiện phục vụ cho hơn 100.000 học sinh tại Hồng Kông. Đài Loan và Singapore với hơn 5.000 thầy cô giáo nhận và trả lời mỗi ngày hàng chục ngàn thắc mắc của học sinh. Thầy Yu nhận xét: “Ứng dụng này giống như môi trường nhắn tin nhanh dạng WhatsApp. Người dùng có thể sử dụng hình ảnh, văn bản và âm thanh để liên lạc”.
Sau 4 năm hoạt động, Snapask huy động được hơn 20 triệu USD, có hơn 2 triệu người dùng tại 8 thị trường trên thế giới… Khi ứng dụng dịch vụ gia sư theo yêu cầu Snapask ra đời vào năm 2015, nhiều người gọi đây là “Uber gia sư”, bắt đầu với khoảng 100.000 học sinh trong hai năm đầu tiên.
Theo chia sẻ của ngươi sáng lập ra ứng dụng này, Ý tưởng được đến từ câu nói “tại sao không thử kiếm tiền từ việc này”, đó là cách 1 người Lười đi làm thuê đã tạo nên cơ nghiệp 20 triệu USD
CEO của công ty cho biết, một trong những thử thách lớn nhất mà các công ty khởi nghiệp muốn mở rộng ở châu Á phải đối mặt là thị trường phức tạp hơn rất nhiều so với Mỹ và châu Âu.
Ở Mỹ, một công ty có trụ sở đặt tại California có thể mở rộng thị trường ra toàn bộ khu vực bờ Đông nơi có chung một ngôn ngữ và nền văn hóa tương đồng, có cùng một kênh truyền thông để phát triển và chiếm lĩnh khách hàng. Còn tại châu Á, chỉ tính riêng khu vực Đông Nam Á, đã có 10 thị trường khác nhau, với ngôn ngữ và cách làm kinh doanh khác nhau.