Để làm nên thành công của một doanh nghiệp, nó không chỉ đơn giản là những con số về doanh thu, về lợi nhuận về những phương án chiến lược kinh doanh mà nó còn nằm ở trách nhiệm của một nhà lãnh đạo. Đây là vị trí quyết định về thành công của cả một doanh nghiệp, vì thế bản thân người lãnh đạo phải có những đức tính và trách nhiệm hơn người khác. Steve Jobs – nhà tỷ phú công nghệ cũng có những quan điểm riêng của ông về lĩnh vực này.
hưởng nghiêm trọng. Vì thế, sẽ chẳng ai quan tâm họ giải thích thế nào mà sẽ chỉ nhìn vào họ đã làm những gì. Ví dụ, với một lô hàng quan trọng, tất nhiên nhân viên sẽ là người thực hiện nhưng những nhà quản lý cần nhìn rõ mình cần làm gì, lên kế hoạch kiểm tra chất lượng, số lượng lô hàng như thế nào? Lường trước được những tình huống có thể xảy ra và đưa ra phương án giải quyết. Việc duy trì các hoạt động của các bộ phận luôn sẵn sàng làm việc là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo.
Cũng như vậy, nhiều người cho rằng họ thành công hay thất bại đều là dựa vào người khác. Cụ thể, nếu thành công họ cho rằng là nhờ có sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều người, những người đó mang lại cơ hội để họ thành công. Ngược lại, nếu thất bại cũng là do những tác nhân bên ngoài tác động vào, khi những người xung quanh không đưa ra lời khuyên hay bất kỳ sự hỗ trợ nào khiến họ thất bại.
Tuy nhiên, theo Steve Jobs những người thành công thì không bao giờ viện lý do hay đổ lỗi cho người khác. Họ luôn có nhiều hơn 1 sự lựa chọn, có phương án dự phòng để giải quyết những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Và tự giải quyết những vấn đề mà mình gặp phải một cách đầy tự giác mà không trông chờ vào bất kỳ ai. Chỉ khi có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình thì bạn mới có thể thành công.
Hãy ngừng viện lý do cho mọi sai lầm, đây không phải là việc của một nhà lãnh đạo. Sự thẳng thắn, thành thật và đối mặt với mọi vấn đề của Steve Jobs chính là những điểm của nhà tỷ phú khiến những người khác mà thậm chí là Bill Gates cũng phải khâm phục. Ông luôn hiểu được rằng, khi ở chức vị phải chịu trách nhiệm, bạn không được phép giải thích cho những sai lầm mà mình gây ra.
Đó cũng là lý do mà vị tỷ phú tài năng này có thể đưa Apple trở thành công ty công nghệ hàng đầu thế giới, quản lý hàng triệu nhân viên nhưng luôn nhận lại những phản hồi tích cực và sự yêu quý của họ.