Lê Quốc Thạch, từng có 4 năm làm về phần cứng máy tính tại Đà Nẵng, nhưng đến năm 2011 anh quyết định nghỉ việc vào Sài Gòn để lập nghiệp. Tại đây, anh gặp người vợ hiện nay của mình là Huỳnh thị Kiều Hạnh, có chuyên môn về truyền thông.
Cả hai khởi nghiệp với một quán café bán cùng bánh mì kebab, nhưng chỉ được 4 tháng thì đóng cửa. Hạnh quya lại làm việc ho một công ty truyền thông còn Thạch tiếp tục kinh doanh bánh mì kebab với thương hiệu Kebab Turki.
Để có thể làm ra những ổ bánh mì kebab ngon miệng, Thạch phải mất hơn 1 năm để học và tìm ra công thức phù hợp với khẩu vị của khách hàng. Cả hai vợ chồng cùng sử dụng khả năng chuyên môn của mình, Thạch về công nghệ còn Hạnh là về truyền thông để giúp cho thương hiệu bánh mì ngay càng được nhiều người biết đến. Sau một thời gian, cả hai quyết định đổi tên tiệm bánh mì thành Kebab Torki và đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ.
Mô hình kinh doanh thành công, nhiều người ngỏ ý nhượng quyền nhưng Thạch không đồng ý. Và rồi khó khăn bắt đầu đến khi có đối thủ cạnh tranh xuất hiện, giá thuê mặt bằng tăng cao. Việc kinh doanh bị chững lại.
Cả hai vợ chồng đều mong muốn có thể phát triển thương hiệu lớn mạnh hơn. Vì thế, sau khi nghe những lời khuyên cả hai đã đồng ý thực hiện mô hình nhượng quyền vòa năm 2016. Đến nay, thương hiệu bánh mì Kebab Torki của hai vợ chồng đã có hơn 100 điểm bán trên khắp 36 tỉnh của Việt Nam.