Mô hình khởi nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ F&B (về thực phẩm ăn uống)

Mô hình khởi nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ F&B (về thực phẩm ăn uống)

Có thể nói, thị trường dịch vụ ăn uống là một trong những thị trường có sức cạnh tranh lớn và doanh thu nó mang về cũng không hề nhỏ tí nào. Chính vì lợi nhuận mà nó mang lại rất cao, nhiều thương hiệu, nhà hàng phải tìm cách cạnh tranh chất lượng món ăn, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất để thu hút khách hàng. Một trong số đó phải nhắc đến việc áp dụng công nghệ trong thị trường này.

Ngày nay, có rất nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại được sử dụng trong dịch vụ ăn uống hằng ngày như ứng dụng đặt bàn, giao đồ ăn,… giúp cho các nhà hàng, quán ăn có thể phục vụ khách hàng tốt nhất, theo kịp xu hướng cũng như hành vi tiêu dùng của khách hàng, đồng thời tăng tỷ lệ cạnh tranh so với đối thủ. Không chỉ nhà hàng lớn mà ngay cả những quán ăn nhỏ cũng bắt đầu quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ trong kinh doanh ăn uống. Từ đó, nhiều mô hình khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ F&B cũng bắt đầu phát triển.

>>Non kinh nghiệm, nhưng cách làm hiệu quả kiếm được 3.2 tỷ trong 6 tháng từ Handmade

Tại Việt Nam, Dcorp P-Keeper là công ty đầu tiên trong lĩnh hỗ trợ, tư vấn và triển khai các công nghệ số giúp cải thiện việc phục vụ cũng như quản lý trong thị trường F&B.

Cũng như hành vi tiêu dùng khách hàng trong thị trường thời trang, khi khách hàng chuyển sang thích mua sắm trực tuyến hơn là đến cửa hàng. Thì trong lĩnh vực ăn uống cũng vậy, khách hàng dần thay đổi thói quen của mình bằng việc thích gọi đồ ăn về nhà để dùng. Vì vậy, việc cập nhật và triển khai công nghệ vào trong việc kinh doanh ăn uống là điều mà các chủ kinh doanh nhà hàng ăn uống, quán ăn cần lưu ý hiện nay.

Trả lời