Hướng dẫn kết hợp buôn bán online và ngoài đời thật

Dù việc kinh doanh tại cửa hàng vẫn đang phát triển rất tốt nhưng không có một người chủ nào chưa nghĩ đến việc mở rộng sang hình thức bán hàng online. Không những giúp thương hiệu được nhiều người biết đến hơn, kênh online còn giúp tăng doanh số bán hàng ở cả cửa hàng.

1, Sự kết hợp online và offline không còn là xu hướng?

Nếu như một vài năm trước khi chia sẻ đến bạn đọc bài viết này, tôi sẽ xem sự kết hợp giữa kinh doanh online và offline đó là xu hướng. Nhưng hiện nay sự kết hợp này đã trở thành điều tất yếu trong kinh doanh. Bạn có thể sử dụng các kênh online không vì mục đích bán hàng nhưng chắc chắn sẽ sử dụng kênh này phục vụ cho truyền thông, cho thương hiệu và cho việc bán hàng truyền thống.

Đã có rất nhiều bài viết chia sẻ, nói rõ những lợi ích mà kênh online mang đến cho người kinh doanh. Mọi thứ sẽ thật tuyệt nếu bạn có thể kết hợp cùng một lúc hai hình thức kinh doanh này. Nhu cầu mua hàng online thông qua nhiều kênh khác nhau đang phát triển rất mạnh vì thế nếu bạn không nắm lấy thời cơ ngay lúc này thì thật sự đáng tiếc.

Trong kinh doanh phục vụ khách hàng thế nào để họ “thương” bạn

Nhiều doanh nghiệp rất có kinh nghiệm bán hàng truyền thống nhưng khi thương mại điện tử phát triển họ lại chưa thể thích ứng ngay với việc mua bán qua mạng.

Điều này không những làm doanh nghiệp chật vật hơn khi muốn duy trì doanh số, mà còn khiến họ mất đi những khách hàng tiềm năng vào tay các đối thủ đang phát triển hình thức bán hàng trực tuyến. Vì thế sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi. Sự kết hợp giữa hai hình thức này sẽ giúp việc kinh doanh thuận lợi hơn.

2, Kinh doanh đa kênh hay là chết

Hiện nay, có khoảng 6 kênh bán hàng được đánh giá là mang lại hiệu quả là: cửa hàng truyền thống, website, mạng xã hội, các sàn TMĐT, ứng dụng điện thoại, tiếp thị liên kết (mạng lưới cộng tác viên, website nhỏ khác).  Trong thời gian đầu, bạn chỉ nên tập trung vào khoảng 2 kênh, sau đó sẽ phát triển dần dần, đừng ôm đồm quá nhiều.

Đặc biệt nên tập trung vào cách kênh online phổ biến như: mạng xã hội, tiếp thị liên kết, website những kênh dễ tiếp cận khách hàng. Có thể trong thời điểm này khách hàng chưa có nhu cầu mua hàng, nhưng để thu hút sự chú ý của họ về các sản phẩm của mình, bạn cần tiếp cận và tương tác với những khách hàng tiềm năng của mình qua các kênh online đó. Điều này sẽ tác động đến nhu cầu mua sắm, khi cần họ sẽ tìm đến sản phầm của bạn đầu tiên.

3, Giải quyết sự mâu thuẫn khi kết hợp online và offline

Lợi ích và mức độ cần thiết của việc kết hợp này đã điều không thể phủ nhận. Nhưng điều gì cũng có hai mặt, dù có tốt đến mấy thì sự kết hợp này vẫn có một vài yếu điểm.

Cập nhật dữ liệu và hàng hóa không được đồng đều: gian hàng offline luôn là nơi có đầy đủ các nhóm hàng. Nhưng khi đăng sản phẩm lên website hay đăng bán online qua các kênh, bạn chỉ đưa lên được một số ít mặt hàng, không phải là toàn bộ.

Ngoài ra, trên gian hàng online bạn chỉ cần vài click chuột là có thể thay đổi thông tin sản phẩm, giá giảm, chương trình ưu đãi,…Nhưng với gian hàng offline thì sẽ mất nhiều thời gian hơn vì còn phải in tem nhãn và làm thủ công. Vì thế trước khi làm chương trình bạn sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để sửa đổi đồng nhất thông tin của sản phẩm, giá thành từ các kênh bán khác nhau.

Cần làm tốt việc kiểm soát số lượng hàng: khi vừa đăng bán online vừa bán tại cửa hàng, bạn đang bán cho hai nhóm khách hàng khác nhau. Nên cần phải làm tốt công việc kiểm soát được số lượng hàng, đặc biệt nếu là sản phẩm còn số lượng ít.

Nhiều gian hàng quyết định khi một mã hàng còn một sản phẩm sẽ lựa chọn bán online hoặc offline, không bán trên cả hai kênh, để tránh những rắc rối.

Chúng tôi tin rằng những chia sẻ trên đây về sự quan trọng khi kinh doanh trên nhiều kênh khác nhau,  đã giúp bạn có cái nhìn khách quan nhất về thị trường kinh doanh hiện nay.

Trả lời