– Đối tượng khách hàng mà chúng ta hướng đến ở đây là nhà có trẻ em. Vì thế, nên chọn mặt bằng ở nơi có đông khu dân cư. Ngoài ra, cần lưu ý đến mức giá sản phẩm mà bạn dự định bán để chọn phân khúc khách hàng. Nếu mở cửa hàng kinh doanh đồ dùng trẻ em ở khu dân cư bình thường thì mức giá bán nên bình dân.
– Tên của hàng nên đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ, dễ nhận ra. Nên chọn tên cửa hàng đọc vào là biết ngay bạn kinh doanh sản phẩm gì.
– Đối với các bậc cha mẹ, khi đi mua đồ cho trẻ thường muốn mua hết tất cả ở một địa điểm cho đỡ mất công. Do đó, bạn nên đa dạng các mặt hàng kinh doanh để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Ví dụ như cửa hàng vừa bán quần áo, đồ chơi, sữa, đồ dùng chăm sóc cho bé… Cần chú ý đến việc lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng. Vì đây là điều các bậc cha mẹ rất quan tâm khi mua đồ cho con mình.
>> Ý tưởng để tiết kiệm 300 triệu cho các ngành nghề
– Ngoài nguồn vốn đầu tư, nên chuẩn bị thêm nguồn vốn dự phòng để duy trì việc kinh doanh
– Thiết kế, bày trí cửa hàng sinh động, nhiều màu sắc phù hợp với đối tượng khách hàng chính là trẻ em. Ngoài ra, nên sắp xếp hàng hóa theo thứ tự khoa học để khách hàng dễ tìm khi đến mua hàng.
– Tuyển nhân viên có tính cẩn thận, thân thiện, hòa đồng và lịch sự. Nhân viên nên được đào tạo các kiến thức và kỹ năng cơ bản về giao tiếp với khách hàng.