Những ý tưởng thói quen tốt nên làm hàng ngày để thành công

Những ý tưởng thói quen tốt nên làm hàng ngày để thành công

Những hành động, cử chỉ, thói quen mỗi ngày của một người sẽ thể hiện lên một phần tính cách của người đó. Mỗi người đều có những thói quen giống và khác nhau. Tại sao có những người luôn thành công và những người làm mãi vẫn không được gì? Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công đó chính là thói quen.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta dần hình thành nên những phản xạ có điều kiện, chúng được gọi là thói quen. Chúng ta lặp đi lặp lại hành động, cử chỉ, công việc đó mỗi ngày và dần tạo nên thói quen. Ví dụ như việc sáng nào bạn cũng dậy sớm để tập thể dục và chuẩn bị bữa sáng cho gia đình.

Những phản xạ có điều kiện đó được chia làm 2 loại: phản xạ có điều kiện tốt (thói quen tốt) và phản xạ có điều kiện xấu thói quen xấu). Từ đó, chúng ta có thể trả lời câu hỏi “Thói quen tốt là gì ?”. Thói quen tốt là những thói quen mang lại lợi ích, có tác động tích cực đến bản thân bạn và những người xung quanh.

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng thảo luận về những thói quen tốt trong cuộc sống hằng ngày mà những người thành công thường làm, hay nghị luận về thói quen tốt của học sinh thông qua chủ đề Những ý tưởng thói quen tốt nên làm hàng ngày để thành công. Mời các bạn cùng đón đọc.

1, Rèn luyện thói quen tốt để thành công –  luôn đặt mục tiêu cho mỗi ngày

Một đặc điểm chung của những tỷ phú, người thành công trên thế giới đó chính là họ luôn có mục tiêu rõ ràng cho bản thân trong mọi việc. Đó là những mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu nhỏ trong từng ngày và cả những mục tiêu lớn dài hạn.

Ví dụ như, đặt mục tiêu mỗi ngày đọc hết một cuốn sách, dậy sớm tập thể dục, hoàn thành công việc yêu cầu trong 1 ngày.

Quan trọng nhất là việc đặt mục tiêu và luôn sẵn sàng hoàn thành nó. Có thể thời gian đầu bạn sẽ cảm thấy khó khăn và quá khuôn khổ. Nhưng sau một thời gian, nó sẽ dần hình thành thói quen và bạn sẽ tự động làm nó mà không cảm thấy như bản thân bị ép buộc.

2, Những thói quen tốt để thành công – Luôn nói lời cảm ơn và cảm thấy biết ơn

Nhiều người nghĩ rằng việc nói lời cảm ơn là quá bình thường và không cần phải xem đó là thói quen tốt. Nhưng thực ra, trong cuộc sống quá nhanh như ngày nay, con người ta thường chỉ lo chạy về phía trước, vì quá bận họ thường bỏ qua những lời nói cảm ơn và biết ơn những người đã giúp họ chạy về phía trước đó.

Nói lời cảm ơn rất đơn giản, bạn chỉ cần mở miệng và nói “cảm ơn”. Nhưng nói cảm ơn với sự biết ơn thật lòng không hề dễ. Nó làm cho giá trị lời cảm ơn của bạn khác đi hẳn.

Nhiều người trong chúng ta có thói quen ỷ lại, nghĩ rằng mọi thứ là hiển nhiên. Chúng ta nên biết rằng, để có được những sản phẩm, dịch vụ hay bất cứ thứ gì mà chúng ta đang sử dụng mỗi ngày đều là công sức của rất nhiều người.

Ví như bạn đi mua một chiếc bánh mì, hãy nhớ rằng để có được chiếc bánh mì đó thì người thợ đã phải nhào bột bằng tay rất nhiều lần, phải nặn bánh, đặt bánh vào lò chờ chín. Phải nhờ người giao bánh mì mang đến tiệm bánh. Phải nhờ chủ tiệm bánh đang hoàn thành ổ bánh mì cho bạn.

Do đó, hãy học cách nói cảm ơn với sự biết ơn thật lòng để rèn luyện những thói quen tốt mỗi ngày.

>> 4 Ý tưởng thói quen của người giàu thuộc nhóm Trung Lưu, thượng lưu

3, Dậy sớm, tập thể dục, ăn uống lành mạnh

Nếu hỏi các thói quen tốt cần rèn luyện thì việc đầu tiên nhiều người nghĩ đến đó chính là nên dậy sớm, rèn luyện thể dục thể thao và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh. Là những hành động đơn giản nhưng không phải ai cũng tập luyện quen và hình thành thói quen được.

Chúng ta sẽ lấy ví dụ đơn giản với việc tập thể dục. Để tập thể dục, chúng ta cần dậy sớm, khoảng 4h30 hoặc 5h, tùy theo mỗi người. Nhiều người khi lên kế hoạch tập thể dục mỗi buổi sáng để sống tích cực hơn rất lên tinh thần, nên thường đặt ra giới hạn quá mức cho bản thân.

Như bình thường bạn ngủ dậy rất muộn, khoảng 6h30, và giờ để tập thể dục bạn yêu cầu bản thân dậy lúc 4h sáng. Việc thay đổi quá đột ngột thói quen cũ (dậy muộn) thành một thói quen mới (dậy sớm) sẽ khiến bạn mệt mỏi, cơ thể chưa kịp thích ứng. Từ đó, có thể bạn dậy được vài hôm và sau đó vì cảm thấy “quá sức” với bản thân nên từ bỏ.

Do đó, khi thay đổi một thói quen, đừng vội vàng. Bạn cứ làm từng bước nhỏ một. Đầu tiên, thay vì dậy ngay từ lúc 4h sáng, bạn có thể đặt mục tiêu dậy lúc 6h sáng, tập thể dục 30 phút. Như vậy sẽ giúp cơ thể thích ứng dễ hơn. Sau một thời gian, bạn sẽ nhích dần thời gian dậy sớm lên thành 5h30 -> 5h – > 4h30…Cứ như vậy, sẽ dễ hình thành thói quen dậy sớm hơn là việc bắt ép bản thân làm ngay từ đầu.

4, Những thói quen tốt cho học sinh để học tập tốt hơn

– Đối với học sinh, việc học là việc quan trọng nhất tại thời điểm đó. Có những học sinh thường than vãn rằng họ làm bài tập liên tục nhưng mãi không hết và đôi khi chất lượng học không hiệu quả.

Một điểm khác biệt giữa những học sinh xuất sắc và những học sinh dù rất chăm chỉ nhưng không đạt được hiệu quả học tập như mong muốn là: cách sắp xếp thời gian học tập.

Ví dụ, thầy cô giao nhiệm vụ cần giải hết bài tập 100 câu trong vòng 3 ngày. Đa phần các học sinh sẽ dồn để lại ngày cuối mới làm. Ví thế, họ bị áp lực về thời gian và khối lượng bài tập.

Còn với những học sinh xuất sắc, họ sẽ phân chia 100 câu bài tập đều cho mỗi ngày. Mục tiêu họ đặt ra là mỗi ngày phải hoàn thành hết từng đó câu bài tập mới được nghỉ. Cách này giúp khối lượng bài tập được chia nhỏ, giảm được áp lực về bài tập. Và vì có thời gian nên họ sẽ đầu tư cho phần bài tập nhiều hơn, nhờ đó chất lượng hiệu quả cao.

Do đó, một trong những thói quen tốt cho học sinh đó là hãy sắp xếp thời gian học tập một cách khoa học và thông minh.

– Có kế hoạch học tập rõ ràng: lên kế hoạch học tập cũng tương tự như việc bạn tạo ra một thời khóa biểu riêng của mình. Việc có kế hoạch, giúp học sinh có mục tiêu học tập cho mỗi ngày, giúp quản lý thời gian học tập hiệu quả hơn. Quan trọng là việc đưa ra kế hoạch học tập nhưng phải thực hiện nó thường xuyên thì mới mang lại kết quả tốt và hình thành thói quen tốt.

– Không làm việc riêng trong thời gian học: ví dụ như nói chuyện riêng, ăn vặt, nhắn tin gọi điện thoại, đọc truyện, xem tivi,… Đây là những thói quen xấu mà nhiều bạn học sinh mắc phải. Nó khiến cho thời gian học tập không hiệu quả, bản thân trở nên lười biếng, không tập trung

– Tạo thói quen tổng hợp lại kiến thức sau một ngày học tập, một tuần học tập, một tháng học tập. Những nội dung chính quan trọng nên được ghi chú lại vào một cuốn sổ riêng để khi nào ôn tập, mở ra bạn sẽ biết rằng nội dung quan trọng cần ôn thi là những mục nào. Từ đó, có kế hoạch ôn thi khoa học hiệu quả, tránh bị dàn trãi và tốn thời gian.

– Nên trình bày kiến thức bằng sơ đồ tư duy. Nó giúp cho học sinh dễ nắm được ý chính, dễ hiểu bài và tư duy sáng tạo  hơn trong học tập. Có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào trong tất cả các môn học.

Trả lời