Nghệ thuật quản lý tài chính – kỹ năng cần phải có nếu muốn thành công

Quản lý tiền hay quản lý tài chính không còn là thuật ngữ quá xa lạ đối với tất cả chúng ta. Thế nhưng, những người thực sự hiểu về quản lý tài chính lại rất ít. Đại đa số mọi người không nắm bắt được kỹ năng quan trọng này trong khi nó là một yếu tố rất cần để thành công. Do vậy muốn thực sự hiểu về quản lý tài chính phải chăm chỉ học hỏi kiến thức quản lý tài chính.

Làm thế nào để nắm được những kiến thức quản lý tiền bạc, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân? Muốn trở thành cao thủ quản lý tài chính, ngoài vận may, còn phải phụ thuộc vào khả năng nắm bắt và nâng cao kiến thức đầu tư của bản thân.

Rõ ràng, chúng ta cần quản lý tài chính để bạn có thể kiểm soát được số tiền mình đang có, biết mình nên làm gì và không nên làm gì với nó. Để có thể thực hiện được những việc mà bạn muốn làm. Nếu không biết cách quản lý tiền của mình thật tốt, bạn sẽ không thể thoải mái trong việc thực hiện các dự định của bản thân.

Trong kỹ năng quản lý tiền bạc, hay quản lý tài chính của mình bạn cần phải rõ ràng một điêu quản lý tài chính và đầu tư là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Một kế hoạch quản lý tài chính toàn diện sẽ bao gồm kế hoạch tiền mặt, kế hoạch chi tiêu, kế hoạch bảo hiểm, kế hoạch đầu tư…Quản lý tài chính phải có mục tiêu rõ ràng. Hơn nữa, mục tiêu này có thể lượng hóa và có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định.

Cần phải hiểu rõ rằng tích cóp tiền của là khởi điểm xuất phát trong quản lý tài chính. Tuy nhiên tiết kiệm tiền phải có sự tính toán khoa học về số lượng tiền gửi và thời hạn gửi. Sao cho có lợi nhuận cao nhất có thể. Có thể gửi tiết kiệm theo hình thức tự động đáo hạn nhưng thời hạn không nên quá dài.

Một số tiền phục vụ cho những sinh hoạt cá nhân, hằng ngày của bạn là cần thiết, nó cần đảm bảo việc phục vụ đời sống của bạn,

Bạn cần có một khoản tiền ổn định, tức là nó sẽ được dùng khi có những vấn đề không hay xảy ra. Và tiền bảo hiểm được dùng để đảm bảo cho cuộc sống khỏe mạnh, bình an của bạn.

Cuối cùng, số tiền còn lại sau khi hoạch chi cho 3 khoản trên sẽ là tiền đầu tư. Số tiền này là tiền có thể mang lại nhiều tiền hơn cho chúng ta. Đó cũng là số tiền có thể mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội hơn.

Khi làm dự toán quản lý tài chính cá nhân, có thể chia thành ba phần: một là chi phí bắt buộc, hai là chi phí không quan trọng, ba là chi phí không cần thiết. Nắm rõ mỗi khoản chi tiêu của mình, sau đó cắt một phần thu nhập để tiết kiệm hoặc đầu tư.

Tiền không phải là vạn năng. Nhưng nếu không có tiền, mọi thứ sẽ không thể thực hiện được. Do vậy, hãy lập cho mình một kế hoạch, hàng tháng gửi tiền tiết kiệm vào trong ngân hàng. Ép mình phải hình thành thói quen tiết kiệm, tiết kiệm và tiết kiệm.

 

 

 

 

 

Trả lời