Trong cuộc sống, chúng ta thường sử dụng cảm xúc, hành động, ngôn ngữ hình thể,…của mình để thể hiện cảm xúc vui vẻ, chán chường, hay tức giận với một vấn đề, với một ai đó. Cảm xúc dù tiêu cực hay tích cực đều có tác động đến bầu không khí tại thời điểm đó và ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn và những người xung quanh.
Như trong một buổi đi chơi nhóm, một người tỏ ra khó chịu cũng sẽ khiến cho những người đi cùng cảm thấy ngại và không biết nên làm gì. Như vậy buổi đi chơi sẽ mất vui.
Đối với những người biết rằng cảm xúc của bản thân đã gây ảnh hưởng cho người khác, khi trở về họ thường tự dằn vặt mình. Và những người này cũng rất cố gắng để tìm cách kiểm soát cảm xúc bản thân.
Học cách kiểm soát tâm lý, kiểm soát tâm trí không hề đơn giản. Đây cũng là một trong những kỹ năng mềm được khuyến khích phát triển nhưng không phải ai cũng làm được. Giữ vừng được tâm lý, kiểm soát tốt tâm trí của bản thân giúp việc giao tiếp, ứng xử thuận lợi hơn. Đặc biệt là trong kinh doanh, kỹ năng này rất quan trọng.
Trong chủ đề hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách làm sao để giữ vững tâm lý, cảm xúc thông qua chủ đề được chia sẻ Ý tưởng cách kiếm soát cảm xúc tâm lý bản thân như thế nào. Mời các bạn cùng đón đọc.
I, Thế nào kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Kiểm soát cảm xúc, tâm lý là kỹ năng mà bạn học cách để làm chủ cảm xúc của chính mình trong khi giao tiếp với đối phương. Bạn sẽ không loại bỏ, hay xóa đi cảm xúc thực tế trong chính mình mà chỉ tìm cách kìm chế nó lại, không để nó bộc phát ra bên ngoài.
Ví dụ như trong một cuộc đàm phán kinh doanh, dù rất không hài lòng và cảm thấy khó chịu với những yêu sách do đối tác đưa ra. Nhưng bạn vẫn bình tĩnh, nén lại cảm xúc khó chịu và không hài lòng đó xuống mà thay vào đó là biểu cảm trầm tĩnh, tiếp tục lắng nghe đối phương nói chuyện.
Có thể trong tình huống này, đối tác vừa muốn chèn ép công ty bạn, đồng thời muốn thăm dò biểu cảm, cảm xúc của bạn về vấn đề đang bàn. Do đó, khi bạn kiểm soát được tâm lý, cảm xúc của mình thì đối phương sẽ không biết bạn đang nghĩ gì, họ sẽ cảm thấy lo lắng. Đồng thời, mối quan hệ hai bên không bị ảnh hưởng và vẫn tiếp tục buổi nói chuyện.
Còn nếu, bạn thể hiện thái độ tức giận thông qua biểu cảm, hành động và lời nói trước mặt đối tác thì lợi thế sẽ thuộc về họ. Có thể buổi đàm phán sẽ kết thúc khi chưa giải quyết được vấn đề, công ty bạn sẽ mất đi một mối quan hệ làm ăn và quan trọng là bạn đã để cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng đến công ty của mình.
Những người thành công, những tỷ phú giàu có trên thế giới rất giỏi cách điều khiển tâm trí người khác và kiểm soát tâm trí bản thân mình. Họ biết rằng, nếu để cảm xúc ảnh hưởng quá lớn đến bản thân thì sẽ thất bại.
Dù là người bình thường, hay những người thành công, họ luôn phải học cách kiểm soát cảm xúc cá nhân một cách liên tục.
Ở phần thứ 2, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về một số cách giúp kiểm soát tâm lý, cảm xúc.
>> Ý tưởng chiêu kinh doanh của nhà hàng Buffet, khách ăn mệt nghỉ nhưng vẫn lãi
II, Các cách để kiểm soát tâm lý, cảm xúc
1, Sử dụng ngôn từ, các diễn đạt dễ chịu để điều khiển cảm xúc của chính bạn và cả đối phương
Ngôn từ rất quan trọng trong những cuộc giao tiếp. Bạn có thể ý rằng, đôi khi chỉ vì những lời nói của mình mà khiến người nghe cảm thấy buồn hoặc tức giận không. Đó chính là ở cách sử dụng ngôn từ.
Học cách sử dụng ngôn từ một cách thông minh vừa giúp bạn điều khiển cảm xúc của chính mình, vừa điều khiển tâm trí người khác.
Như, nếu bạn thường xuyên nói những câu tích cực, khích lệ tinh thần bản thân cố gắng thì tự nhiên bản muốn phấn đấu, sống tốt hơn thay vì sẽ chỉ than vãn và lười biếng.
Hoặc, giả sử bạn không đồng ý với ý kiến của đối phương. Nếu bạn sử dụng những câu từ nặng nề để chỉ trích như “không hay, không sáng tạo…” sẽ khiến cho đối phương cảm thấy không được tôn trọng, tức giận và có thể gây ra xung đột.
Thay vào đó, bạn sẽ sử dụng ngôn từ một cách thông minh hơn như: “ý tưởng của bạn hay đấy, nhưng điểm này hình như chưa ổn lắm phải không, bạn xem lại giúp mình với”. Như vậy, bạn sẽ khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng, được lắng nghe và khi bạn nêu ra suy nghĩ, họ sẽ muốn lắng nghe và làm theo ý bạn.
Kỹ năng sử dụng ngôn từ để kiểm soát cảm xúc, tâm lý cực kỳ quan trọng vì nó luôn cần sử dụng trong cuộc sống hằng ngày và công việc.
2, Điều chỉnh lại cơ thể bằng những hành động để kiểm soát cảm xúc cá nhân
Giả sử, trong một buổi gặp mặt, một vấn đề được nêu ra khiến bạn có cảm xúc tiêu cực như tức giận, mất bình tĩnh. Điều quan trọng đầu tiên là bạn phải nhận ra bản thân mình đang có cảm xúc tiêu cực. Sau đó, bạn có thể hít một hơi thật sâu để giúp bản thân bình tĩnh lại. Cơ thể nên thả lỏng, nên thay đổi tư thế ngồi của bạn hiện tại để giúp bản thân cảm thấy thoải mái hơn.
Trong lúc điều chỉnh bản thân bằng các hành động như hít thở sâu, thả lỏng cơ thể, đổi tư thế ngồi, bạn sẽ có thời gian để bình ổn lại tâm trạng và kiểm soát nó tốt hơn.
3, Sử dụng trí tuệ để kiểm soát cảm xúc
Kỹ năng kiểm soát tâm lý, cảm xúc của bạn bằng trí tuệ được gọi là trí tuệ cảm xúc. Trước một tình huống, bạn sẽ suy nghĩ theo nhiều góc độ, nhìn mọi thứ dưới con mắt tích cực và từ đó điều chỉnh cảm xúc của bản thân mình.
Có nghĩa là, dù bạn có tức giận, không thích người đối diện nhưng hãy nhìn vào những điểm tốt của đối phương, suy nghĩ tích cực để làm giảm cảm xúc tiêu cực đang xuất hiện trong lòng. Như vậy, bạn sẽ không bị cảm xúc tiêu cực điều khiển mình. Hãy luôn nghĩ rằng, đối phương có rất nhiều điểm tốt để bạn học tập.
Kiểm soát bản thân là như thế nào? Ví dụ như nhiều khi đi làm, bạn thường bị sếp mắng. Thay vì tức giận, cảm thấy sếp bất công hay khó tính thì hãy nghĩ những điều tốt về sếp của bạn. Như việc bị mắng giúp cho bạn trưởng thành hơn, giúp bạn nhận ra lỗi mà mình mắc phải để từ đó khắc phục.
Trí tuệ cảm xúc là kỹ năng trong kỹ năng kiểm soát cảm xúc tâm lý bản thân.
4, Kiểm soát cảm xúc bản thân bằng cách kiểm soát lại những cảm xúc tiêu cực của chính mình.
Khi bạn biết rằng mình có những cảm xúc tiêu cực đang tồn tại, hãy lập tức kiểm soát nó lại và thay vào đó là những cảm xúc tích cực.
Bạn có thể hạn chế được những cảm xúc tiêu cực bằng cách nếu làm sai hãy nhận lỗi về bản thân và xem đó như một bài học để bản thân tốt hơn; luôn sống khoan dung; “thanh lọc” những gì bạn nghe được bằng việc nghe những điều tích cực nhiều hơn; hãy khen ngợi mọi người xung quanh.
5, Sự tự tin cũng giúp bạn kiểm soát tâm trí, cảm xúc và thành công
Đôi khi, chúng ta bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài như lời nói của hàng xóm, sự so sánh của mọi người, ánh mắt của những người xung quanh…. Từ đó, chúng ta tự động suy nghĩ rằng bản thân mình kém cỏi như những gì người ta nghĩ. Trong khi, đó chỉ là “người ta nghĩ”. Điều đó khiến bạn trở nên tự ti, và dần tự tạo ra những cảm xúc tiêu cực như chán nãn, muốn buông bỏ, sống bất cần….
Sự tự tin giúp cho chúng ta quyết đoán, suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn về tương lai. Khi có sự tự tin, bạn sẽ chẳng thèm quan tâm người ta đang nói gì về bạn, bạn vẫn sẽ vui vẻ, suy nghĩ tích cực về những điều bạn sắp làm, …