Làng tiến sĩ xứ đông là gì ( Dòng họ nhiều tiến sĩ nhất ở Việt Nam)

Chủ đề này tìm hiểu về Làng tiến sĩ xứ đông là gì ( Dòng họ nhiều tiến sĩ nhất ở Việt Nam) và các vấn đề khác liên quan.

Làng tiến sĩ xứ đông là gì, tại sao gọi là làng tiến sĩ xứ đông.

Nhìn vấn đề này bằng Phương pháp tư duy ĐỀ HỌC theo hướng: Nghiên cứu nguồn cội của Làng tiến sĩ

>> Gia tộc thành đạt nổi tiếng Việt Nam -tiếng tăm được gây dựng dựa vào vị tướng lão làng họ Đỗ với 11 người con thành đạt

Là ngôi làng có nhiều tiến sĩ Nho học nhiều nhất cả nước và được mệnh danh là “Làng Tiến sĩ xứ Đông”, Mộ Trạch cũng bình dị như bao làng quê khác vùng đồng bằng Bắc Bộ, lấy nghề nông làm trọng nhưng vẫn thể hiện một sự mẫu mực về tính hiếu học được duy trì qua ngàn đời nay.

Làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương nổi tiếng là đất khoa bảng và được mệnh danh là “Làng Tiến sĩ xứ Đông”
Mạch từ lòng đất chảy ra

Như nguồn sữa mẹ nuôi ta tháng ngày

Truyền rằng ở mạch giếng này

Là nguồn khoa bảng, chỉ đầy không vơi

>> Có nên học Thạc sĩ Tiến sĩ hay không? Định hướng cho Thạc sĩ

Đó là niềm tin về mạch nguồn của sự hiếu học mà bao đời nay, người dân làng Mộ Trạch giữ gìn. Đằng sau vẻ cổ kính, trầm mặc của cụm di tích lịch sử văn hóa đình – miếu làng Mộ Trạch, là câu chuyện về giếng làng thiêng liêng, huyền bí, không bao giờ cạn. Cũng là sự trùng hợp khi thành giếng được xây dựng từ thời Hậu Lê với đường kính 36m lại đúng bằng con số 36 tiến sĩ của làng được ghi danh sử sách. Dân làng Mộ Trạch tin rằng con em mình thông minh, học giỏi là nhờ uống nước giếng từ long mạch, hội tụ khí thiêng, tinh hoa đất trời…

Đức Thần Tổ vị Thành hoàng làng Mộ Trạch (Hải Dương) đồng thời là Thủy Tổ dòng họ Vũ – ngài Vũ Hồn (804 – 853) được thờ trong ngôi đền nhỏ được xây cất từ năm 1147.
Đã gần 30 năm làm công tác quản lý cụm di tích làng Mộ Trạch, ông Vũ Quốc Ái được ví như một “kho sử sống của làng”. Những câu chuyện nguồn gốc, về thành tích khoa bảng của các bậc tiền nhân được ông kể lại rành mạch: “Từ thế kỷ thứ 14 đến thế kỷ thứ 18 thì có 36 vị nhân tài đỗ tiến sĩ trạng nguyên. Trong đó có 29 họ Vũ, 5 vị họ Lê, 1 vị họ Nhữ, 1 vị họ Nguyễn. Khoa thi Bính Thân 1656, cả nước có 3000 người đi thi, được 6 tiến sĩ thì làng Mộ Trạch có 3. Vua Tự Đức uyên thâm về chữ nghĩa, giỏi về chính trường còn phải tấm tắc khen và bút phê là “ Nhất gia bán thiên hạ” tức là “một làng bằng nửa thiên hạ”.

Nhà bia lưu danh Đức Thần Tổ và 36 vị tiến sĩ người làng Mộ Trạch từ thế kỉ XVI – XVIII.
Người dân làng Mộ Trạch trải qua bao thăng trầm của lịch sử, không ít khi phải hứng chịu thiên tai, dịch bệnh, mùa màng thất bát nhưng luôn trọng con chữ, trọng nhân cách người thầy. Đó là “kim chỉ nam” để người làng Mộ Trạch phấn đấu và răn dạy con cháu về truyền thống học tập bao đời. Gia đình bà Vũ Thị Minh (72 tuổi) và ông Vũ Phương Mạo (80 tuổi) là một ví dụ điển hình. Lam lũ ra đồng từ gà gáy, làn da nâu sạm vì gió sương nhưng ông bà vẫn động viên và cố gắng lo cho 5 người con ăn học thành tài: “Tôi tự hào vì các con tôi thi 3 trường đại học nhưng cứ đỗ hai trường. Trong làng người ta đều khen các cháu học hành trưởng thành, đạo đức, bố mẹ cũng đỡ khổ. Người ta thường hỏi ông bà nghĩ thế nào mà cho các con đi học như thế. Tôi cứ nói thật thà, tôi đồng ruộng nhưng tôi muốn cho các con tôi không phải đồng ruộng. Phải có học thì đời sống mới khá giả lên được”.

Làng Mộ Trạch có nhiều dòng họ: họ Vũ, họ lê, họ Nhữ, họ Nguyễn, họ Tạ, họ Cao, họ Trương… Trong đó, họ Vũ chiếm tỷ lệ cao nhất 87,3%.
Đến Mộ Trạch, dễ dàng nhận thấy niềm tự hào về truyền thống hiếu học ở mỗi người con nơi đây. Và sự ham học hỏi, ham hiểu biết được hình thành một cách tự nhiên trong ý thức các thế hệ con em của làng Mộ Trạch: “ Khi được nghe thầy cô nói ở vùng đất Hải Dương có rất nhiều tiến sĩ thì con nhìn vào tấm gương của họ con rất muốn noi theo.”“Làng cháu có rất nhiều người học giỏi và làm tiến sĩ, ông bà và bố mẹ cháu cũng hay nói đến. Ở nhà bố mẹ cháu đi làm bận không giục học nhiều nên cháu tự học. Cháu sẽ cố gắng học hành thật tốt để trở thành người như thế.” – Những đứa trẻ trong làng vui vẻ bảo.

Con đường làng thường được gọi là “con đường tri thức” dài 1200m với 2 hàng cau vua cao vút được khởi công xây dựng từ năm 2013
Qua cánh cổng làng uy nghi, đi hết con đường làng thẳng tắp hai hàng cau vua, tinh thần hiếu học được mang đi khắp đất nước. Những người con làng Mộ Trạch học hành đỗ đạt, đi làm xa quê, dù ở đâu cũng luôn hướng về quê hương.

Mùng 8 tháng Giêng hàng năm con cháu làng Mộ Trạch và du khách thập phương về đây để tưởng nhớ, tri ân công đức các thế hệ tiền nhân đã góp phần lưu danh thơm “ Làng tiến sĩ” bao đời.
Ông Vũ Quang Lãm, quê gốc ở Hải Dương nhưng sinh ra và lớn tại phố Hồ Chí Minh cho biết: “Sau một thời gian mải mê vì công việc, đến nay tôi thấy cũng cần thiết phải quay về với nơi khởi thủy dòng họ của mình. Tôi sẽ kể cho con tôi nghe về dòng họ, về khởi tích, về cụ tổ nhà chúng tôi. Tôi cũng hứa với lòng nếu đợt sau gia đình có điều kiện ra Hà Nội thì chắc chắn đến tôi sẽ đưa 2 con về với đất tổ này. Tôi nghĩ đó là văn hóa người Việt và phải phát huy hơn nữa trách nhiệm của mình.”

Đến nay, Lễ hội truyền thống làng Mộ Trạch vẫn được người làng tổ chức từ mùng 7 đến mùng 9 tháng Giêng hàng năm để tưởng nhớ, tri ân công đức các thế hệ tiền nhân đã góp phần lưu danh thơm “ Làng tiến sĩ” bao đời nay.

Đây cũng là dịp để các thế hệ người làng Mộ Trạch cùng du khách thập phương ôn lại lịch sử, truyền thống hiếu học của làng, phát huy tinh thần gìn giữ, lan tỏa để “mạch chữ” xứ Đông luôn chảy mãi.

>> Lê Thẩm Dương Khởi nghiệp như thế nào? Giải mã vì sao Lê Thẩm Dương hót

Võ Công Đạo là ai, tìm hiểu làng tiến sĩ xứ đông

Nhìn vấn đề này bằng Phương pháp tư duy ĐỀ HỌC theo hướng: Một vị quan nổi tiếng của Làng tiến sĩ xứ đông để hiểu về những gì bên trong ngôi làng ấy.

Hải Dương xưa có câu “Tiền làng Đọc, thóc làng Nhữ, chữ làng Chằm”. Làng “Chằm” tức làng Mộ Trạch ở xã Tân Hồng, huyện Bình Giang ngày nay. Đây là nơi có nhiều tiến sĩ Nho học nhất cả nước và được mệnh danh là “làng tiến sĩ xứ Đông”. Các nhà khoa bảng của làng đều thông minh, học giỏi và thành đạt. Một trong số đó có Võ Công Đạo – một công thần tiêu biểu về đức tính chuẩn mực của mình.

Từ giấc mơ kỳ lạ thi đỗ tiến sĩ…

Khoa thi Hương, năm Mậu Tuất (1658), vì gặp tang cha mẹ, lại nhân đi xa nên Võ Công Đạo không tham dự được, trong lòng rất muộn phiền. Một đêm, ông nằm mơ thấy mình đến chùa Vô Ngại, bỗng có tiếng gọi lại: “Tiến sĩ đi đâu đấy?”. Ông gặp người giữ cửa hỏi rằng: “Có quan nào trong ấy? Người giữ cửa nói: “Mặc áo vàng ngồi ở giữa là Ngọc hoàng thượng đế, mặc áo đỏ và mặc áo xanh ngồi hai bên tả hữu là Nam tào và Bắc đẩu đấy”. Ông vào sân yết kiến để hỏi, bỗng nghe nói: “Năm nay thi đỗ”.

Võ Công Đạo nghĩ thầm rằng mình chưa hết tang, lại vắng mặt không dự thi thì làm sao mà đỗ được. Đến khoa thi Hội, năm Kỷ Hợi (1659), Chiêu tổ (Trịnh Căn) có Chỉ cho những người vắng mặt và đi thi thay nếu giỏi văn học đều tha cho cả để thu dụng nhân tài. Vì thế ông được miễn lệ. Khoa thi ấy quả nhiên ông đỗ tiến sĩ. Mộc bản sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 33, mặt khắc 36 còn ghi về Tiến sĩ Võ Công Đạo như sau: “Võ Công Đạo và Võ Duy Hài: đều người xã Mộ Trạch, huyện Đường An, đều đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Hợi (1659), năm Vĩnh Thọ triều Lê Thần Tông”.

… đến ông quan ngay thẳng

Sau khi thi đỗ, Võ Công Đạo được bổ chức Đô Ngự sử. Tuy nhiên, năm Nhâm Tuất (1682), ông bị bãi chức về nhà vì tính cách quá ngay thẳng, dám cãi lời Trịnh Căn. Sự việc được Mộc bản sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 34, mặt khắc 21 ghi lại rằng: “Tháng 6 năm trước, vua nhà Thanh hạ lệnh cho quan chức Quảng Tây giao trả tù binh gồm những người nhà Mạc là bọn Kính Liêu. Thích Dục tuần phủ Quảng Tây báo tin ấy cho nước ta biết. Triều đình sai Phó đô ngự sử Võ Duy Đoán và Trấn thủ Lạng Sơn là hoạn quan Thân Đức Tài cùng nhau đến cửa ải nơi biên giới tiếp nhận tù binh. Lúc ấy công văn trao đổi, tên của Duy Đoán đứng dưới tên của Đức Tài. Đến nay, triều đình sai Duy Đoán và Võ Công Đạo lại đi tiếp nhận tù binh. Lúc này, Duy Đoán đã thăng chức Thượng thư và Công Đạo giữ chức Đô ngự sử, nhưng Trịnh Căn muốn rằng trong công văn vẫn cứ để tên theo thứ tự đã đề trước. Duy Đoán khẳng khái nói: “Tôi tự hổ là một người chỉ làm để cho đủ vị Thượng thư thôi, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng vương thượng coi “nam nha” là cao quý, không ngờ bây giờ “hoàng môn” lại ở trên “nam nha”. Việc này tôi không dám vâng theo mệnh lệnh”. Võ Công Đạo cũng cố tranh luận là không nên như thế”. Trịnh Căn giận lắm, bèn bãi chức hai người này”.

Theo Mộc bản sách Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập thì khi kháng nghị việc Võ Duy Hoán và nội thần mà chúa không nghe, ông đã đập đầu vào cột, mặt hằm hằm như “bẻ gãy cột”. Tuy nhiên, sau khi nguôi giận, xét thấy Võ Công Đạo là vị quan tài ba lại ngay thẳng nên Trịnh Căn đã bổ dụng ông làm Hữu thị lang bộ Hình.

Ngoài bản tính cứng cõi, chính trực, Võ Công Đạo còn nổi tiếng đứng đắn, mẫu mực, biết giữ mình giữa chốn quan trường. Biết ông là quan lớn, có kẻ muốn cậy nhờ nên đem gái đẹp để lấy lòng nhưng ông đã nghiêm khắc từ chối. Mộc bản sách Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập, quyển 6, mặt khắc 25 và 26 ghi về việc này như sau: “Võ Công Đạo là người có tính cách thuần hậu, chất phác và ngay thẳng. Ngày xưa, lúc ông đang giữ chức Đốc đồng ở xứ Sơn Nam, có một người thấy lúc bấy giờ vợ ông đi vắng, bèn đem đến cho ông một người kỹ nữ rất đẹp để làm việc mại dâm. Võ Công Đạo cự tuyệt một cách rất nghiêm khắc, bảo rằng: “ta tuy chẳng bằng các bậc cổ nhân, nhưng chưa bao giờ ta phạm tới hiếu sắc”. Việc ấy cũng là một việc người đời khó tránh vậy”.

Sau này, cũng trong tác phẩm Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập, vua Tự Đức đã gói gọn những phẩm chất cao quý của Võ Công Đạo trong 4 câu thơ được vua vịnh rằng: “Gieo đầu vào cột khó thành thư/ Kỹ nữ ông hay việc khước từ/ Làm được quan vừa lo chánh sĩ/ Trịnh vương truyền tập phải sao giờ”.

Dòng họ nhiều tiến sĩ nhất ở Việt Nam là dòng họ nào

Nhìn vấn đề này bằng Phương pháp tư duy ĐỀ HỌC theo hướng: Danh sách các họ có nhiều tiến sĩ Việt Nam.

Dòng họ nhiều tiến sĩ nhất ở Việt Nam (ở làng Trạch Mỗ), Đó là những họ như sau:

  • họ Vũ,
  • họ Lê,
  • họ Nhữ,
  • họ Nguyễn,
  • họ Tạ,
  • họ Cao,
  • họ Đương,
  • họ Trương…
  • Trong đó, họ Vũ chiếm tỷ lệ cao nhất 87,3%.