Họ nào thông Minh nhất Việt Nam (Những dòng họ nổi tiếng nhất Việt Nam)

Chủ đề này tìm hiểu về Họ nào thông Minh nhất Việt Nam (Những dòng họ nổi tiếng nhất Việt Nam) và các vấn đề liên quan khác.

Họ nào thông Minh nhất Việt Nam, dòng họ thành công ở Việt Nam

Nhìn vấn đề này bằng Phương pháp tư duy ĐỀ HỌC theo hướng: Dòng họ có nhiều thành tích học vấn

>> Làng tiến sĩ xứ đông là gì ( Dòng họ nhiều tiến sĩ nhất ở Việt Nam)

Huyền thoại gia đình khoa bảng của cố giáo sư Nguyễn Lân

Hiếm gia đình nào có đến 8 người con đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ như gia đình cố Giáo sư – nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân (1906-2003). Người đi trước dìu dắt người đi sau, họ đã xây đắp nên hình mẫu một đại gia đình hiếu học, tài hoa, chuẩn mực.

Cố Giáo sư Nguyễn Lân là giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, học giả nổi tiếng của Việt Nam. Ông cống hiến trọn đời cho nền giáo dục, được xem là người có công lớn trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam.

>> Làm thế nào (cách) in bia mộ dòng họ gia tộc

Vốn là một cậu bé nhà nghèo, được người anh họ nuôi ăn học, song Giáo sư Nguyễn Lân lại có một người vợ hiền, đẹp, là con gái nhà đại điền chủ Nguyễn Hữu Tiệp.

Bảy con trai của cố Giáo sư Nguyễn Lân : Nguyễn Lân Tuất, Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Lân Cường, Nguyễn Lân Hùng, Nguyễn Lân Tráng, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Lân Trung (Ông Nguyễn Lân Tuất và người con thứ hai – bà Nguyễn Tề Chỉnh – đã mất). Ảnh: CƯỜNG NGUYỄN

Nhờ đức độ của ông Nguyễn Lân – bà Nguyễn Thị Tề mà đại gia đình lớn của ông bà (với gần 60 người) luôn giữ được nền nếp gia phong, trên kính dưới nhường, anh em yêu quý nhau.

Nghị lực và lửa yêu nghề của Giáo sư Nguyễn Lân đã truyền lại cho 8 người con, tất cả đều hiếu học. Dù theo đuổi những chuyên ngành khác nhau nhưng cả 8 người con – 7 trai 1 gái – của cố Giáo sư Nguyễn Lân đều chọn nghề làm thầy cao quý, đó là thầy giáo và thầy thuốc.

Giáo sư – tiến sĩ khoa học – nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất (người con cả của giáo sư Nguyễn Lân): Người Việt Nam đầu tiên được tổng thống Nga Vladimir Putin phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Công huân Liên bang Nga năm 2001.

Tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh (người con thứ hai): Nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Giáo sư – tiến sĩ – nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng (người con thứ ba): Một trong những nhà khoa học đầu ngành vi sinh vật học, chuyên gia cao cấp Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học; đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XII.

Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Lân Cường (người con thứ tư): Nghiên cứu viên cao cấp, chuyên gia đầu đàn của bộ môn cổ nhân học; Phó Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, giảng viên Khoa Lịch sử – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng (người con thứ năm): Tổng Thư ký Hội Các ngành sinh học Việt Nam, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng (người con thứ sáu): Giảng viên Bộ môn Hệ thống điện – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Giáo sư – tiến sĩ – thầy thuốc nhân dân Nguyễn Lân Việt (người con thứ bảy): Viện trưởng Viện Tim mạch, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, nguyên hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội.

Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Lân Trung (người con út): Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

Không chỉ 8 người con ruột mới là những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ mà nhiều con rể, con dâu của ông cũng là những trí thức có uy tín. Các con dâu nhà Nguyễn Lân phần lớn là giáo viên, bác sĩ… Truyền thống hiếu học của gia đình còn lan tỏa sang thế hệ thứ ba. Tính đến 3 đời, con trai con gái, dâu rể, các cháu, gia đình Nguyễn Lân có gần 20 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ.

Lão doanh nhân Đỗ Thế Sử và đại gia đình “hổ phụ sinh hổ tử”

Cụ Đỗ Thế Sử là một doanh nhân kỳ cựu của Việt Nam. 38 tuổi, đang là Tổng biên tập báo Sơn Tây, cụ xin nghỉ để làm kinh doanh. 62 tuổi, cụ nghỉ hưu nhưng vẫn tổ chức sản xuất hàng may mặc sang Tiệp Khắc. 73 tuổi, cụ thành lập Công ty May mặc Gamexco và điều hành cho đến bây giở.

Năm 2012, ở tuổi 90, cụ vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển doanh nghiệp” . Hổ phụ sinh hổ tử, cụ Đỗ Thế Sử có 11 người con và ai cũng giỏi giang, thành đạt. Dường như, gia đình của cụ có “gen” đại gia.

>> Có nên học Thạc sĩ Tiến sĩ hay không? Định hướng cho Thạc sĩ

Cụ Sử có bảy người con trai, ai cũng thành đạt:

– Người con trai cả là Đại tá, Kỹ sư Đỗ Thái Tùng đã nghỉ hưu nhưng vẫn đang làm việc cho một công ty lớn ở Hà Nội.

– Thầy thuốc nhân dân Đỗ Tất Cường, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân đội 103, hiện là viện trưởng Viện nghiên cứu bệnh viện Vimec.

– Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Tiên Phong.

– Ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội

– Ông Đỗ Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cơ nhiệt lạnh FTD.

– Ông Đỗ Anh Tú, Tổng giám đốc Công ty Diana

– Người con trai thứ bảy là Đỗ Khôi Nguyên, tốt nghiệp Tiến sĩ Luật ở Mỹ, hiện đang làm cho một công ty của Mỹ ở Hà Nội.

Các con gái của ông cũng thành đạt với nghiệp kinh doanh như chị Đỗ Kim Dung, Giám đốc Công ty sản xuất ống nhựa cho các công ty sữa, chị Đỗ Xuân Mai và chồng là điều hành Công ty Green Global…

Từ kinh nghiệm đời mình, cụ Đỗ Thế Sử chia sẻ rằng, muốn các con thành đạt thì người cha phải là tấm gương sáng cho con học tập về tri thức, nhân cách; người cha phải là người biết khả năng của con mình đến đâu để có định hướng đúng.

Cụ Đỗ Thế Sử hiện đã có 34 cháu nội ngoại và 15 chắt. Các cháu lớn của cụ khi học hết phổ thông đều học đại học và sau đại học ở nước ngoài, nay đều làm lãnh đạo hoặc làm việc ở các công ty lớn trong và ngoài nước.

Gia đình y đức của cố Giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng

Cố Giáo sư Tôn Thất Tùng (1912-1982) là một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan.

Ông là người đầu tiên nghiên cứu thành công phương pháp “cắt gan có quy trình”, còn được gọi là “phương pháp mổ gan khô” hay “phương pháp Tôn Thất Tùng”, đã tham gia nhiều hội nghị khoa học quốc tế về y học, được mời giảng bài ở nhiều trường Đại học Y khoa và Viện Y học tại nhiều nước.

Giáo sư Bác sĩ Tôn Thất Tùng là một người say mê nghiên cứu khoa học y học, với mong muốn đưa nền y học Việt Nam sánh ngang với các nước trên thế giới. Ngoài công trình về cách phân chia mạch máu trong gan gửi về Viện hàn lâm Pháp, dược tặng Huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Paris, ông còn để lại 123 công trình khoa học, đặc biệt là một trong những nhà khoa học đầu tiên xây dựng phương pháp mổ gan mang tên ông.

Ngoài ra, ông còn có công lao to lớn trong việc đào tạo một đội ngũ các thầy thuốc có y đức, giỏi chuyên môn, là tấm gương người thầy mẫu mực, trung thực, say mê khoa học, hết lòng yêu thương học trò.

Giáo sư Tôn Thất Tùng (tóc bạc) cùng các con và vợ đã từng chụp ảnh cùng gia đình Giáo sư Bùi Duy Tâm.  Tôn Thất Bách, Bùi Duy Linh, Bùi Duy Việt Hà, Tôn Thất Tùng, Bà Bùi Duy Tâm (Đỗ Thị Việt Hương), Bà Tôn Thất Tùng (Vi Nguyệt Hồ), Tôn Nữ Ngọc Trân, Bùi Duy Thiện, Bùi Duy Việt Hồng, Tôn Nữ Hồng Tâm

Năm 1944, ông kết hôn cùng bà Vi Thị Nguyệt Hồ. Bà từng được xem là một hoa khôi Hà Thành và là cháu nội của Tổng đốc Hà Đông Vi Văn Định. Ông bà có với nhau 3 người con, đều theo ngành y, đó là Tôn Nữ Ngọc Trân, Tôn Nữ Hồng Tâm và người nổi tiếng nhất là cố Phó Giáo sư – Viện sĩ, Bác sĩ Tôn Thất Bách (1946-2004), nguyên Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội.

Ông Tôn Thất Bách là nhà y khoa nổi tiếng Việt Nam, chuyên gia đầu ngành về tim mạch của Việt Nam và thế giới. Ông từng giữ các chức vụ Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức, Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội.

Gia đình của cố giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng có thể xem là dòng họ y đức, ghi danh vào lịch sử y học của Việt Nam và cả thế giới.

Những dòng họ nổi tiếng nhất Việt Nam là gì

Nhìn vấn đề này bằng Phương pháp tư duy ĐỀ HỌC theo hướng: Top danh sách các dòng họ nổi tiếng, nổi bật nhất Việt Nam.

Những dòng họ nổi tiếng nhất Việt Nam là gì

  • Dòng họ Nguyễn
  • Dòng họ Vũ
  • Dòng Họ Ngô