Những góc khuất phía sau sự thành công, đó là con đường không dành cho người tầm thường, bạn sẽ xứng đáng nhận giải Nobel nếu làm được

Việc xây dựng một doanh nghiệp đã khó nhưng để giữ nó phát triển ổn định lại còn khó hơn.  Nhất là trong tình hình cạnh tranh kinh tế gay gắt trong hiện nay, nếu bạn không đủ bản lĩnh, không đủ sức mạnh thì việc bị đè bẹp là rất dễ dàng. Nên đôi khi, việc bạn nên làm chỉ là tập trung phát triển vào công việc kinh doanh của mình, phát triển nó lớn mạnh, mà không phải là đi cạnh tranh với những doanh nghiệp khác nếu bạn không đủ sức mạnh.

Hãy nhớ rằng thành công của bạn chỉ đến từ một vài yếu tố. Hãy bắt đầu từ lĩnh vực chuyên sâu của bạn. Tìm hiểu xem khách hàng cần gì, nhu cầu của họ như thế nào, hướng đến dòng sản phẩm nào, chức năng ra sao? Thái độ của khách hàng đối với dòng sản phẩm của bạn như thế nào? Đôi khi, lý do khiến công việc kinh doanh của bạn gặp khó khăn lại bắt nguồn từ chính những tham vọng khi không đủ sức mạnh của bạn. Hãy nhớ một nguyên lý rằng, 80% thành công của bạn có 20% đến từ những yếu tố khác. Hiểu đơn giản, nếu bạn có 80% lợi nhuận thì 20% trong số đó đến từ sản phẩm và dịch vụ của bạn, nếu bạn có 80% năng suất thì 20% đến từ nhân viên của bạn và nếu bạn thành công thì trong 80% đó có 20% xuất phát từ những gì bạn làm. Vì vậy, mỗi khi thất bại hãy nhìn lại xem 20% đó đến từ đâu.

Thứ hai, hãy hiểu rõ bản thân khác biệt và lợi hại ra sao? Sự khác biệt, kiến thức to lớn của bạn trong một lĩnh vực cụ thể nào đó là yếu tố giúp bạn thành công. Liệu bạn có thể mang đến những gì mà khách hàng hài lòng hay chưa? Sản phẩm của bạn đã khiến khách hàng thỏa mãn hay chưa? Và doanh nghiệp có thể làm những gì cho khách hàng, những điều mà doanh nghiệp khác không làm được. Đó chính là thế mạnh của bạn.

Hãy bảo vệ giá trị cốt lõi của bạn. Giá trị đó đến từ chất lượng sản phẩm bạn mang lại cho khách hàng, từ đội ngũ nhân viên đến quản lý trong doanh nghiệp của bạn, người dẫn dắt quan trọng nhưng những người thực hiện chiến lược còn quan trọng hơn rất nhiều. Phương thức, nhà phân phối của bạn là ai, gồm những kênh nào, đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến, những phẩm chất, năng lực mà bạn đang có có thể tạo lợi thế cho bạn, mục tiêu mà bạn đề ra cho công ty của mình là gì,… đây chính là những vấn đề cốt lõi giúp bạn bảo vệ giá trị của mình và doanh nghiệp.

Cuối cùng, bạn phải hành động. Hãy xem thử đâu là sản phẩm và hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cho bạn nhất, đâu là khách hàng, thị trường tiềm năng của bạn để tập trung hoàn toàn vào nó.

Trả lời