Doanh nghiệp nhà nước và câu chuyện cạnh tranh với doanh nghiệp tư nhân, không thay đổi thì không phát triển

Câu chuyện kinh doanh chưa bao giờ là dễ dàng, khi mà sự cạnh tranh trong thị trường ngày càng cao. Các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân cũng phải chịu những áp lực rất lớn.

Tuy nhiên, có rất nhiều nhà quản lý các doanh nghiệp nhà nước hiện nay tỏ ra không hài lòng với cách thức của các doanh nghiệp nhà nước và họ tỏ ra khá ghen tỵ với các doanh nghiệp nước ngoài.

Một nhà lãnh đạo của doanh nghiệp nhà nước cho biết rằng, họ phải nộp lại toàn bộ doanh thu của mình lại cho ngân sách nhà nước sau khi tính toán, trừ đi các khoản chi và giữ lại một phần phúc lợi, chi lương thưởng, trích quỹ đầu tư phát triển,..

Sau đó, khi có các dự án, chương trình cần thực hiện, họ lại phải tiến hành đi vay vốn với lãi suất cao điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh, khiến họ không thể chiếm ưu thế với các doanh nghiệp tư nhân.

Đây chính là câu chuyện chung của rất nhiều doanh nghiệp nhà nước, dù là như thế nhưng lại không thể làm khác mà phải chấp nhận những chính sách của nhà nước.

Rõ ràng, trong tình hình thực tế hiện nay, doanh nghiệp nhà nước đóng một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì, phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tuy nhiên các doanh nghiệp này cũng đang gặp rất nhiều vướng mắc, cản trở sự phát triển cũng như cạnh tranh của doanh nghiệp.

Như câu chuyện, các doanh nghiệp nhà nước hiện nay có quá nhiều các nhà máy quy mô nhỏ, nằm rải rác ở khắp địa phương, thay vì tập trung vào một nhà máy quy mô lớn, Rất nhiều nhà lãnh đạo bày tỏ hy vọng sẽ có thể dẹp bỏ hết các nhà máy nhỏ đê tập trung hoàn toàn vào một nhà máy lớn để có thể phát triển một cách quy mô hơn.

Nhưng đây lại là điều không tưởn, bởi các doanh nghiệp nhà nươc đang nắm vốn chủ đạo, và tại các nhà máy đang còn hàng ngàn lao động đang dựa vào đó.

Ngoài ra, vấn đề phải gánh thêm nhiệm vụ chính sách ngoài công việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đang là một gánh nặng rất lớn của các doanh nghiệp nhà nước, tạo áp lực cho sự phát triển của họ.

Nhìn một cách tổng quan, các doanh nghiệp nhà nước đang gặp rất nhiều khó khăn, họ chậm chạp như trong việc cổ phần hóa,phải gánh nhiều gánh nặng, những áp lực nặng nề từ nhiều phía.

Vì thế, để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nhà nước đang là cả một vấn đề khó, nếu như các doanh nghiệp nhà nước không chịu thay đổi. Thậm chí ngay cả những nhà lãnh đạo luôn đòi hỏi phải thay đổi, nhưng động đến vấn đề cổ phần hóa lại chậm chạm, rì rà, cổ phần một cách nhỏ giọt.

 

Trả lời