Bài post này không chỉ nói về ý nghĩa Lịch sự (politeness). Mục đích bài này để nâng cao kỹ năng giao tiếp trong đối nhân xử thế, thuyết phục người khác từ cảm xúc trái tim và nhận thức trong sâu thẳm của họ.
người lịch sự đạt tới trạng thái đỉnh cao, có thể dùng từ Tinh tế để mô tả họ trong giao tiếp. Trạng thái này khiến người giao tiếp với bạn bị thuyết phục từ trong tim.
Bài Post này, Lương sử dụng tư duy ĐỀ HỌC chia sẻ, lấy khái niệm Giá trị là nền tảng căn bản, là gốc dễ giúp nắm bắt kỹ năng đối nhân xử thế và giao tiếp.
Nếu bạn muốn hiểu về ý nghĩa và khái niệm của Lịch sự, bạn có thể dừng lại ở phần I của post này, tại phần 2 sẽ là phần quan trọng, phần chính, bàn về cách sử dụng phép Lịch sử tạo nên một con người Tinh tế, thuyết phục người khác từ trong tim của họ.
PHẦN I: Hiểu về sự Lịch sự
Có thể dùng 2 cách sau để định nghĩa về Lịch sự
Trong đó cách 1 được hiểu theo nghĩa từ điển; Cách 2 được định nghĩa theo tư duy Đề Học.
Cách 1: định nghĩa theo góc nhìn từ điển
Lịch sự là hành vi, lời nói, cách ăn mặc, cách thể hiện bản thân nhãn nhặn trong ứng xử giao tiếp hướng đến sự tích cực, tốt đẹp hơn. Nhằm giúp các bên trong cuộc giao tiếp vui vẻ, mãn nguyện, yêu thích quý mến.
Cách 2: Định nghĩa theo ĐỀ HỌC (nếu bạn là người lần đầu tìm hiểu Đề Học, bạn có thể tìm hiểu ĐỀ HỌC tại đây)
Lịch sự là những giá trị giúp các đối tượng đạt được //mục đích/mục tiêu// của mình một cách hài hòa trong trường cảnh/hoàn cảnh của họ, và hướng tới những giá trị phát triển hơn.
Sự phát triển trong khái niệm định nghĩa về Lịch sự ở trên có thể là tốt hơn, nhưng cũng có thể là không tốt hơn theo một cách nào đó.
Tại sao nói không tốt hơn, nhưng vẫn có thể được xem là sự phát triển?
Lý do:
Sự phát triển có thể đem lại những điều tốt đẹp ( những giá trị hữu ích) cho người này ( chúng ta dùng từ “đối tượng” thay thế cho từ “người” để mô tả rộng hơn). Nhưng không có nghĩa sự phát triển đó sẽ đem lại giá trị tốt đẹp cho những đối tượng khác cùng trong //hoàn cảnh/trường cảnh// (bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn về Trường cảnh/hoàn cảnh tại đây).
để dễ hiểu hơn, Lương sẽ lấy ví dụ:
Ví dụ 1: Trong bóng đá
Một trận cầu đá banh, 2 đội bóng có người thắng và người thua. Người thắng có thể coi đó là sự tiến bộ, sự phát triển, tuy nhiên với người thua đó lại sự thụt lùi, sự thoái trào, mặc dù họ ở trong cùng //trường cảnh/hoàn cảnh// của khuôn khổ giải đấu.
VÍ dụ 2: Trong giao dịch mua bán bất động sản
Người bán nhà nắm được những thông tin mật trong ngành, hay những thông tin riêng biệt của ngôi nhà. người bán sử dụng những thông tin này để ép tăng giá với người mua nhà. Trong trường cảnh/hoàn cảnh của cuộc giao dịch, người bán nhận được nhiều giá trị tiền hơn (thể hiện sự phát triển), thế nhưng người mua lại mất đi nhiều giá trị hơn (bởi vì bị ép giá mua).
Như vậy, Lương đã giải thích cơ bản về khái niệm giao tiếp Lịch sự. ở cách định nghĩa thứ 2 theo tư duy Đề Học, giúp bạn hiểu đến gốc dễ và bản chất của ý nghĩa phép Lịch sự tinh tế là gì. Đồng thời 2 ví dụ cũng giúp chúng ta hiểu thêm về sự mở rộng của phát triển.
Trong phần II của post này, Lương sẽ chia sẻ chi tiết về Lịch sự kết hợp tư duy Đề Học để nâng cao kỹ năng giao tiếp, cách đối nhân xử thế, đây cũng là phần quan trọng của bài post.
PHẦN II: Sử dụng Lịch Sự và ĐỀ HỌC để đạt được những kết quả tốt đẹp khi giao tiếp-đối nhân xử thế
Bạn có thể sử dụng những hành vi, cách thể hiện những đặc điểm người Lịch sự, tế nhị mà Lương sẽ list ở phía dưới đây, mặc dù đây không phải nội dung chính trong phần này, nhưng Lương vẫn sẽ list cho bạn:
Ăn mặc trang phục phù hợp với từng hoàn cảnh
Lời Nói chuyện lịch sự sử dụng những ngôn ngữ như: “Xin hỏi”, “Xin phép, tôi có thể…”, “Tôi thực sự buồn, khi đã làm bạn khó chịu…”, “Tôi rất áy náy”, “Tôi là người chưa tốt”, “Mình luôn mong những điều tốt đẹp cho bạn”, “Anh là người bạn đáng quý của tôi…”
Son môi trang nhã, nhẹ nhàng
Đi giày theo phong cách truyền thống
Tông màu quần áo trầm, màu đen…
Phong thái ngồi ngay ngắn…
Giọng nói dõng dạc, rành mạch…
Hành vi cúi chào khi gặp nhau
hành vi nở nụ cười thân mật
hành vi Nhường nhau
Vv..
Đây có thể được xem là những đặc điểm thể hiện Lịch sự, bạn có thể search thêm các đặc điểm khác trên Google, mạng xã hội.
Điều quan trọng mà Lương muốn nói đến, không nằm ở những đặc điểm này, khi search Google bạn có thể tìm ra vô vàn các đặc điểm hướng dẫn bạn. Nhưng đó không phải là giá trị bản chất giúp bạn đạt Mục đích giao tiếp một cách hài lòng thực sự, khiến đối phương bị thuyết phục từ trong tim, trong cả cảm xúc và nhận thức lý trí.
Để đạt được kết quả mỹ mãn một cách tinh tế trong giao tiếp. đầu tiên chúng ta sẽ nói đến Mục đích của cuộc giao tiếp.
ứng dụng tư duy Mục đích của ĐỀ HỌC trong giao tiếp
Mục đích trong giao tiếp có thể khác nhau hoặc giống nhau giữa các đối tượng. Mục đích là một hệ giá trị mà các đối tượng đều mong muốn đạt được.
Nếu các đặc điểm/hành vi của Lịch sự có thể show ra bên ngoài hoặc không phải bên ngoài mà là sự tinh thế từ bên trong, nhưng mục đích cuối cùng của một trong các bên không đạt được, thì sự Lịch sự đó có thể chưa có ý nghĩa với người không đạt được mục đích.
Ví dụ: Trong tình yêu
Một chàng trai lịch sự, kiến thức học vấn cao đem lòng yêu một cô gái, gia đình 2 bên cũng ủng hộ. Nhưng vấn đề là cô gái nhất quyết không thích chàng trai, bởi vì cho rằng điều đó không phù hợp với cách sống của cô gái, thậm chí cô gái còn cho rằng đó là “sự giả tạo”, không chân thật.
Cô gái thích một chàng trai có gu bụi bặm, lãng tử, và phải “đời thường”. Kết quả một tình yêu không xảy ra, cho dù phép lịch sự được thể hiện.
Ví dụ: Trong đàm phán hợp đồng mua bán
Giám đốc dẫn theo một trợ lý nữ đến công ty đối tác, trợ lý nữ dáng người và khuôn mặt xinh đẹp, thanh tú, nói chuyện lễ phép-tao nhã, thể hiện phong thái lịch sự.
Thế nhưng đối tác cho rằng giám đốc dùng “Mỹ nhân kế” đánh lừa những lợi ích, trì hoãn chưa muốn ký hợp đồng ngày hôm nay. Vấn đề lớn nhất nằm ở một số điều khoản hợp đồng vẫn chưa đáp ứng đối tác.
2 ví dụ cho chúng ta thấy, Lịch sự không hẳn được xem là bản chất quyết định hiệu quả cuộc giao tiếp (trong nhiều trường hợp, không lịch sự , mất lịch sự là gì cũng có thể đạt kết quả giao tiếp) Điều quan trọng hơn cả, đó là giá trị mục đích mà các bên muốn đạt được khi nói chuyện/ giao tiếp. Nhưng điều này không phủ nhận tầm quan trọng của những biểu hiện phép Lịch sự trong giao tiếp, đối nhân xử thế.
Để giao tiếp đạt kết quả tốt, mục đích các bên cần xác định rõ
Trong cuộc giao tiếp, mục đích của bạn hay của đối phương có thể trùng hoặc khác nhau. Cả 2 hệ giá trị mục đích này đều cần được thỏa mãn, nếu có thêm các đối tượng khác liên quan trong cuộc giao tiếp, họ cũng sẽ có những mục đích của mình (mục đích thứ 3, thứ 4, thứ 5…), thì các mục đích cũng nên/cần được đáp ứng.
Vậy nếu mục đích của một trong các bên quan trọng của cuộc giao tiếp không đạt được thì sao?
Bạn có thể cho rằng cuộc giao tiếp sẽ fail,
nhưng ở trường hợp khác, cuộc giao tiếp có thể vẫn thành công ( ví dụ trong ký kết hợp đồng, ngay cả khi mục đích của 1 bên không đạt được như ý muốn. Song hợp đồng có thể vẫn được duyệt).
Tuy nhiên, nếu trường hợp thành công mà mục đích các bên không đạt được như kỳ vọng, nhiều vấn đề có thể sẽ nảy sinh. Đó có thể là sự thiếu hưởng ứng với nhiệm vụ công việc, sự bớt xén giá trị trao đổi, sự gian lận, tương lai của sự hợp tác mất tính kết nối bền vững, sự đáp trả bằng nhiều cách thức khác…
Sự đáp trả hay phản ứng như vậy, được xem là cách thức phù hợp để xử lý vấn đề mà cuộc giao tiếp thành công kia đã dẫn tới. Sự phù hợp này không sai và hoàn toàn đúng đắn ở trường cảnh/hoàn cảnh của người chịu sự thiệt thòi trong hợp đồng ký kết.
Một ví dụ khác: Cách chia bánh của 2 đứa trẻ (một bé gái, một bé trai) và bà mẹ
Người mẹ đi làm, 2 đứa trẻ ở nhà đã lấy số bánh mẹ cất trên nóc tủ, và chúng giấu đi để ăn dần. Tuy nhiên khi 2 đứa trẻ chia bánh cho nhau (trước khi cất đi), bé gái là chị đã nói với bé trai rằng: “Bởi vì chị là chị, lớn hơn cho nên chị sẽ được nhiều bánh hơn, còn em được ít hơn”.
Người em đồng ý khi chia bánh, nhưng khi mẹ đi làm về, người em trai mách với mẹ rằng chị gái đã lấy bánh và ăn phần nhiều hơn.
Bài toán chia bánh đơn giản, nhưng ẩn chứa nhiều giá trị sâu sắc trong đó.
Đã có một sự thống nhất với nhau giữa 2 đứa trẻ rằng chúng sẽ không nói ra với mẹ. Thế nhưng người em trai, vì ganh tị bởi số bánh được chia ít hơn, đã dẫn tới cuộc giao tiếp trước đó xảy ra vấn đề. Kết quả cuối cùng mẹ thu lại bánh, không đứa trẻ nào được bánh.
Các ví dụ và phân tích ở trên cho chúng ta thấy Hệ giá trị mục đích (trong tư duy Đề Học) là đặc biệt quan trọng.
Cùng với đó, Khi mục đích cuộc giao tiếp đạt được, nhưng nếu thiếu sự phù hợp của mục đích giữa các bên, sẽ có vấn đề xảy ra.
Để hiểu rõ hơn về sự phù hợp của ĐỀ HỌC quan trọng như thế nào trong giao tiếp, ta sẽ đến phần nội dung tiếp theo.
Sự phù hợp của mục đích giữa các hệ giá trị đặt trong trường cảnh/hoàn cảnh Giúp cho cuộc giao tiếp thành công
Sự phù hợp theo tư duy ĐỀ HỌC để bảo đảm khi một mục đích (1 hệ giá trị) của một đối tượng đạt được, thì những hệ giá trị khác của những đối tượng khác cũng sẽ không bị bỏ qua.
Ví dụ: Kinh doanh sản phẩm không đúng quy định Pháp luật
1 Công ty kinh doanh Rượu bia, đây là sản phẩm kinh doanh cần có điều kiện riêng ( ngoài những quy định kinh doanh phổ thông, còn chịu sự quản lý từ các điều kiện riêng này).
Tuy nhiên công ty lơ là , làm ngơ việc xin cấp phép kinh doanh theo điều kiện riêng. Vì vậy họ kinh doanh rượu bia trái quy định pháp luật.
Giá trị Lợi nhuận công ty thu được từ kinh doanh bia rượu giúp công ty đạt mục đích của riêng mình. Tuy nhiên trái với quy định pháp luật, bỏ qua mục đích lợi ích của nhân dân và nhà nước (thể hiện bằng Pháp luật).
Hoạt động kinh doanh rượu bia của công ty này nếu vẫn tiếp tục diễn ra và bị phát hiện, thì bị xử phạt theo quy định pháp luật, có thể bị ngưng cấm kinh doanh.
Ví dụ cho thấy mục đích của doanh nghiệp và mục đích của Pháp luật không tương ứng, phù hợp với nhau, vì vậy xảy ra vấn đề, dẫn tới những hệ lụy/rắc rối.
Sự quan tâm tới mục đích của các bên liên quan cũng được xem là phép Lịch sự , đó là phép lịch sự tế nhị quan trọng hơn cả trong cuộc giao tiếp.
Vì vậy, quá trình giao tiếp cần cân nhắc các giá trị lợi ích, mục đích của từng bên, bởi vì đây là mấu chốt quan trọng của vấn đề trong cuộc giao tiếp.
Đến đây, thuật ngữ về Sự phù hợp trong tư duy Đề Học khiến chúng ta bối rối với câu hỏi:
“Như thế nào gọi là phù hợp?”
Nếu chỉ đáp ứng mục đích thì chưa gọi là sự phù hợp. Một cuộc giao tiếp để đi đến sự thành công , ngoài mục đích còn cần phù hợp với các hệ giá trị khác đặt trong từng trường cảnh/hoàn cảnh.
Khi này, chúng ta cần 1 hệ giá trị lớn khác
Đặt mục đích hay vấn đề trong //Trường cảnh/hoàn cảnh// để phù hợp một cách toàn diện, đầy đủ
hệ giá trị lớn khác trong ĐỀ HỌC, gọi là trường cảnh/hoàn cảnh.
Ví dụ: Một cuộc phỏng vấn việc làm
Nếu cuộc phỏng vấn diễn ra Online có thể thiếu đi tính chân thật, nhiều nhà tuyển dụng không đánh giá cao phỏng vấn oline.
Tuy nhiên, ở một trường cảnh/hoàn cảnh khác. Nếu là công ty công nghệ phần mềm, họ cho rằng phỏng vấn online có thể có tính chân thật ngang với phỏng vấn trực tiếp.
Cũng có những doanh nghiệp đề nghị nhất định gặp mặt trực tiếp ứng viên.
Nhưng cũng có những công ty thuê một đơn vị trung gian khác để tuyển dụng.
Với cùng mục đích tuyển được ứng viên, song các công ty với từng hình thức tuyển dụng khác nhau kèm theo những tiêu chuẩn khác nhau. Sự khác nhau về tiêu chuẩn hay hình thức tuyển dụng quyết định ứng viên có được tuyển hay không.
Sự khác nhau về những tiêu chuẩn, các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề ( ở đây là vấn đề phỏng vấn tuyển dung) là một hình thức thể hiện của trường cảnh/hoàn cảnh.
Ở trong các trường cảnh/hoàn cảnh khác nhau, vấn đề của cuộc giao tiếp bị chi phối mạnh mẽ
Do vậy khi đặt vấn đề, cần xem xét trường cảnh/hoàn cảnh của vấn đề, mà ở trong trường hợp đó mục đích sẽ được thể hiện và làm rõ hơn; các nhân tố ảnh hưởng vấn đề sẽ được xác định.
Muốn xác định và mô tả trường cảnh/hoàn cảnh, bạn cần quay trở lại đánh giá mục đích. Mục đích của từng đối tượng trong 1 vấn đề sẽ giúp bạn xác định những nhân tố ảnh hưởng vấn đề trong trường cảnh/hoàn cảnh.
Ngoài ra, trong cuộc giao tiếp cần xem xét đến nhân tố khác gọi là sự phát triển.
Muốn các giá trị mục đích nhận được nhiều hơn trong tương lai, cần xem xét đến sự phát triển khi giải quyết vấn đề.
Sự phát triển trong tư duy ĐỀ HỌC ở đây, muốn nói đến sự tốt đẹp hơn của các hệ giá trị liên quan đến vấn đề. Sự phát triển giải thích vì sao chúng ta muốn sống tiếp , muốn nhận được những giá trị tốt đẹp hơn trong tương lai.
Đến đây, chủ đề này Lương tạm kết. Nếu bạn có câu hỏi về ĐỀ HỌC, Lịch sự, kỹ năng giao tiếp bạn có thể comment cho Lương tại Khu vực cộng đồng thảo luận ở đây.