Quy trình các bước giải quyết vấn đề cơ bản, và ví dụ áp dụng trong kỹ năng xử lý vấn đề

Ở bài viết này, Lương sẽ chia sẻ với bạn quy trình giải quyết vấn đề với các bước cơ bản, tổng quát đi kèm với ví dụ thực tiễn. Trong đó sử dụng tư tưởng Đề Học và thuật ngữ Special permit (điều kiện đặc thù) làm cơ sở luận khoa học chắc chắn cho quy trình giải quyết vấn đề của bạn.

PHẦN I: Mục đích bài viết này

Sau bài viết này, bạn sẽ biết cách tư duy giải quyết một vấn đề của riêng mình trong công việc, cuộc sống hoặc giúp đỡ người khác giải quyết vấn đề. Bài viết này sử dụng tư duy Đề Học, kết hợp Special permit (điều kiện đặc thù).
Áp dụng Đề Học trong quy trình giải quyết vấn đề, và các ví dụ thực tế
Nói đến việc giới hạn khả năng xảy ra của một sự việc, Một thuật ngữ đã được giới Khoa học và các chuyên gia dùng nhiều có tên: Special permit. Đặt vấn đề với Special permit (điều kiện đặc thù) như sau:

Mục tiêu của Special permit đặt trong Đề Học giúp được gì để giải quyết vấn đề dễ dàng hơn?

Ứng dụng ý nghĩa của thuật ngữ Special permit này trong giải quyết vấn đề, bạn có thể thu hẹp và kiểm soát dễ dàng hơn những nhân tố ảnh hưởng tới sự việc (chính là vấn đề chúng ta đang gặp phải). Có thể cắt nghĩa Special permit là những “điều kiện đặc thù”, hoặc có thể gọi là “điều kiện đặc biệt” (Lương sẽ nói kỹ hơn về Special permit trong phần phía dưới của bài viết này). Nếu ta đặt vấn đề trong Một trường cảnh/hoàn cảnh của Đề Học có tính đặc thù, đặc biệt, thì vấn đề sẽ được nắm bắt nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn. Khi đối diện các vấn đề, chúng ta sẽ không bị lạc giữa những ma trận các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề đó. Ý nghĩa thuật ngữ Special permit là cần thiết trong quy trình giải quyết vấn đề với các bước cơ bản, tổng quát đặt trong tư tưởng Đề Học.

PHẦN II: Lấy 1 ví dụ, để bạn có thể dễ dàng nắm bắt hơn chủ đề này, trước khi chúng ta đi vào phần quan trọng của chủ đề ( đó là nói về bản chất).

Ví dụ: Chúng ta đặt 1 vấn đề nghiên cứu: Làm thế nào Chọn vị trí mở shop cửa hàng kinh doanh sẽ mang về lượng khách nhiều, doanh thu bán tốt? Sử dụng tư tưởng Đề Học, chúng ta xác định mục đích: Lượng khách nhiều, doanh thu tốt. Để chọn được vị trí mở cửa hàng, giúp bạn đạt mục đích trên, bạn sẽ cần bóc tách mục đích này thành các mục tiêu nhỏ hơn. Bóc tách thành các mục tiêu nhỏ hơn như thế nào, sẽ phụ thuộc vào các trụ cột khác của Đề Học, trong đó trụ cột: //Trường cảnh/hoàn cảnh// là trụ cột quan trọng bạn cần xem xét. Nhắc lại mục đích của chúng ta là: Lượng khách nhiều, doanh thu tốt. Chúng ta hiểu rằng, mục đích này đi kèm với những thông tin mà chúng ta đang có như: Sản phẩm bạn định kinh doanh, mục tiêu và kỳ vọng về doanh thu bao nhiêu tiền/ngày, dung lượng khách hàng ở khu vực xung quanh, cũng như lượng người di chuyển qua lại cửa hàng, thói quen tiêu dùng sản phẩm bạn dự định kinh doanh, đối thủ cạnh tranh… Các thông tin này, bạn sẽ phải thu thập dựa trên kinh nghiệm và năng lực của mình. Trước khi chúng ta đưa ra 1 quyết định xử lý vấn đề : Lựa chọn địa điểm kinh doanh, bạn cần có những thông tin này. Nếu thiếu thông tin, quyết định đưa ra sẽ thiếu sự chính xác. Những thông tin trên, là hệ các giá trị ( chúng ta gọi hệ này là trường cảnh/hoàn cảnh trong Đề Học). Khi chúng ta bóc tách hệ giá trị thành các hệ giá trị nhỏ, chính là việc bạn đang gán Những điều kiện đặc thù (Special permit) cho mục đích của bạn. Phân tách hệ giá trị lớn thành các hệ giá trị nhỏ, giúp bạn quản lý thông tin ở cấp độ nhỏ hơn, dễ dàng quản lý hơn, bạn sẽ không bị rối loạn trong lượng thông tin quá nhiều liên quan đến vấn đề. Từng thông tin trong hệ giá trị những điều kiện đặc thù, có thể độc lập ảnh hưởng đến mục đích, nhưng cũng có thể kết hợp với nhau làm tác động tới mục đích/mục tiêu. Từ ví dụ trên, giúp chúng ta đặt vấn đề, hình dung ra cách giải quyết vấn đề. Tiếp theo chúng ta sẽ đến phần đi vào bản chất để giải quyết vấn đề.

PHẦN III: Sử dụng Đề Học Hình thành tư duy bản chất, khoa học để giải quyết vấn đề

Ví dụ hay một trường hợp thực tiễn, chỉ giúp chúng ta nắm bắt vấn đề nhanh chóng hơn. Nhưng để giải quyết nhiều vấn đề ở trong nhiều trường hợp, chúng ta cần một tư duy có hệ thống hơn, đi sâu vào bản chất và có khoa học. Ở Phần thứ III, Lương sẽ chia sẻ với bạn phương pháp dùng Đề Học kết hợp (Special permit-những điều kiện đặc thù) để tư duy giải quyết vấn đề một cách khoa học, đi sâu vào bản chất. Trước khi đi vào nội dung chính, chúng ta xác định lại như sau: Đặt trường hợp, bạn đang có 1 vấn đề chưa được giải quyết; và một lượng thông tin liên quan đến vấn đề (những thông tin này đã được bạn thu thập). Mục đích của chúng ta là: dùng Đề Học để giải quyết vấn đề dựa trên những thông tin mà chúng ta đang có.

Quy trình các bước cơ bản áp dụng Đề Học kết hợp (Special permit-những điều kiện đặc thù) giải quyết vấn đề

Bước thứ 1: Bóc tách Mục đích lớn thành các mục đích nhỏ

Nhắc lại, chúng ta đang có 2 hệ giá trị lớn: (1) Mục đích và (2) Những thông tin đã thu thập. Để biết các thông tin sẽ được sử dụng làm gì, chúng ta cần hiểu rõ hơn về mục đích của mình. Một mục đích sẽ luôn chứa các mục đích khác nhau, chúng ta cần bóc tách mục đích lớn thành các mục đích nhỏ. Một khi Các mục đích nhỏ đã được xác lập, bạn sẽ nhìn thấy vấn đề trở nên rõ ràng hơn. Lương sẽ lấy 1 ví dụ để hiểu rõ hơn như sau: Ví dụ: Chúng ta cần 1 ý tưởng làm cho cuối tuần này không nhàm chán, thời gian cuối tuần này thực sự ý nghĩa. Mục đích xác định: Cuối tuần không nhàm chán Bạn có thể tách thành các mục đích nhỏ hơn như: Tìm hiểu kiến thức yêu thích; Nói chuyện/giao lưu với bạn bè ngày xưa; Tập luyện một kỹ năng từ trước đến nay muốn học nhưng vẫn chưa làm; Hẹn bạn bè ra ngoài đi chơi; Các mục đích nhỏ có thể kết hợp với nhau, nhưng cũng có thể độc lập. Khi đối diện vấn đề thực sự của bạn, bạn sẽ nhận ra: Việc bóc tách Mục đích lớn thành các mục đích nhỏ sẽ giúp bạn hình dung vấn đề rõ. Những hành vi và quyết định của bạn nhằm tác động vấn đề sẽ chính xác tới mục đích, hành vi sẽ không bị “lạc lõng” trong nhiều hành vi khác nhau, trong đó có cả những hành vi hành động theo cảm tính ( tức là bỏ qua sự đánh giá vấn đề). Bóc tách mục đích lớn thành các vấn đề nhỏ, được Trí tuệ nhân tạo (Ai) coi là bước quan trọng nhất. Ai sẽ cụ thể hóa vấn đề, làm cho vấn đề không còn phức tạp, mà vấn đề sẽ được mô tả cụ thể hơn, chi tiết và nhỏ hơn. Sau đó Ai sẽ sử dụng các thuật toán để logic, xử lý các thông tin ở cấp độ nhỏ. Vấn đề lớn (mục đích lớn) theo đó cũng sẽ được xử lý. Nếu bóc tách mục đích giúp bạn mô tả cụ thể những điều mình muốn, thì ở bước thứ 2 dưới đây, bạn sẽ có thể xử lý được vấn đề.

Bước thứ 2: Giải quyết và xử lý vấn đề

Từ những Thông tin bạn đã thu thập được, chúng ta sẽ tác động sửa đổi các thông tin này, qua đó đạt mục đích đã đề ra. Trong bước này, dùng tư tưởng Đề Học, bạn sẽ mang mục đích của mình đặt vào //Trường cảnh/hoàn cảnh// của vấn đề của bạn. Hành động này sẽ cho bạn biết: Điều gì đang ảnh hưởng nhiều/ít tới mục đích, chúng ta sẽ phải thay đổi điều gì. Lương sẽ cụ thể hơn bước này giúp bạn dễ hiểu hơn như sau:
  • Mục đích sẽ được đánh giá với chính mục đích: Lương tin rằng bạn đã từng nghe ai đó nói rằng: ” Cậu đã đã quá tham lam rồi đấy”, hoặc là “Có thật sự cần thiết phải đạt mục đích đó hay không”, hoặc là “đạt được điều đó, cuối cùng sẽ được gì”
Mục đích đôi khi chính là nguồn cơn của vấn đề; Vì vậy, ở bước thứ 2 trong tư duy Đề Học-đánh giá trường Cảnh/hoàn cảnh, bạn sẽ cần xem xét lại mục đích của chúng ta. Nếu mục đich thực sự đúng đắn, phù hợp thì chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện đánh giá vấn đề. Trong trường hợp mục đích chưa phù hợp, chúng ta phải xem xét lại mục đích đó.
  • Tiếp theo, bạn cần đánh giá sự ảnh hưởng các thông tin đã thu thập lên mục đích/kết quả. Vừa đánh giá độc lập, vừa kết hợp các thông tin để đánh giá sự ảnh hưởng này tới mục đích.
  • Sau khi đánh giá sự tác động của thông tin lên mục đích, bạn sẽ có một hệ giá trị những nhân tố đã qua sàng lọc có ảnh hưởng nhiều nhất, ảnh hưởng vừa, ảnh hưởng ít tới mục đích/mục tiêu.
Đến đây, vấn đề đã được bạn mô tả rất rõ ràng. Bạn sẽ cần đưa ra 1 quyết định, tác động lên hệ giá trị nào, để mục đích đạt được. Lương đề cập lại một nguyên tắc về sử dụng các hệ giá trị này để đạt mục đích: Một hệ giá trị sau khi đánh giá có thể ảnh hưởng ít đến mục đích, nhưng nếu kết hợp một hệ giá trị này với một hệ giá trị khác cũng có thể ảnh hưởng lớn tới mục đích. Nguyên tắc này xuất phát từ Special permit-những điều kiện đặc thù. Khi đặt mục đích, mục tiêu trong những hệ giá trị đặc thù, các nhân tố ảnh hưởng tới mục đích cũng sẽ được cụ thể và đặc thù ở trong trường hợp đặc thù. Trong điều kiện đặc thù, vấn đề/mục đích bị chi phối bởi những điều kiện này, các điều kiện đặc thù (trong Đề học gọi là Hệ giá trị đặc thù), khi phối kết hợp với một hệ giá trị khác có thể tạo ra một hệ giá trị mới ảnh hưởng đến mục đích, cho dù hệ giá trị khác đó không ảnh hưởng nhiều đến mục đích. Ví dụ: Một cá nhân có năng lực giỏi trong việc nhìn nhận tâm lý đối phương, nếu giao nhiệm vụ Xác lập chiến lược cho người này, có thể họ không làm tốt. Nhưng nếu đặt họ vào phòng Marketing, họ sẽ phát huy thế mạnh của mình. Sự kết hợp các hệ giá trị có thể gây ảnh hưởng lớn đến mục đích, ngay cả khi những hệ giá trị con bên trong nó ảnh hưởng ít hoặc không ảnh hưởng tới mục đích.

Bước 3, Bàn về Special permit-những điều kiện đặc thù

Trong Đề Học, ta gọi là hệ giá trị đặc thù, Những điều kiện đặc thù có thể hiểu là: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện chung với một vấn đề, thì còn có những tiêu chuẩn riêng, các yêu cầu riêng với một sự vật/sự việc. Ví dụ: Kinh doanh Xổ số, kinh doanh bia, mở cửa hàng bán thuốc, kinh doanh dịch vụ bác sĩ… Những ngành nghề kinh doanh trên ,ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn chung về kinh doanh, còn cần thêm các yêu cầu điều kiện riêng về kinh doanh với từng ngành nghề/dịch vụ. Một hoạt động kinh doanh, chịu tác động bởi một hệ giá trị khác, giúp người kinh doanh đi sâu hơn vào một lĩnh vực (trường cảnh/hoàn cảnh). Giới quản lý sẽ dễ dàng nắm bắt và chi phối lên ngành nghề. Với ý nghĩa này của Điều kiện đặc thù, chúng ta sử dụng hệ giá trị đặc thù (Đề Học) để chi phối, quản lý vấn đề. Vấn đề được thu nhỏ, bị giới hạn trong những hệ giá trị khác nhau, giúp người giải quyết vấn đề dễ dàng nắm bắt các nhân tố làm ảnh hưởng đến vấn đề. Đến đây, sau khi phân tích thông tin, tìm ra cách giải quyết vấn đề. Tuy nhiên với nhiều trường hợp, chúng ta đắn đo rằng cách giải quyết đó có đúng đắn không, có phù hợp với những người liên quan không. Nội dung phía dưới đây, chúng ta sẽ bàn về sự phù hợp trong Đề Học, khi giải quyết vấn đề.

Đặt vấn đề trong tư duy Phù hợp của Đề Học

Ở bước 2, giải quyết và xử lý vấn đề, Lương đã đề cập đến việc xác định lại mục đích sao cho phù hợp với các đối tượng/cá nhân liên quan. Tuy nhiên sự phù hợp nếu chỉ là của mục đích là chưa đủ. Chúng ta cần thêm những hệ giá trị phù hợp khác để nhìn nhận cách giải quyết vấn đề có thực sự phù hợp với các đối tượng, với những nhân tố ảnh hưởng khác. Ví dụ: Mở một dự án kinh doanh nhà nghỉ, hoặc quán karaoke, cửa hàng Game tại một khu vực dân cư. Có thể mang lại mục tiêu về Lợi ích kinh tế cho chủ cơ sở kinh doanh, sự phát triển xã hội cho chính quyền. Tuy nhiên ở một góc độ khác, nếu người dân ở khu vực đó có thái độ tiêu cực với một số loại hình kinh doanh này. Phản ánh một thực tế, cách giải quyết vấn đề chưa phù hợp với các đối tượng liên quan. Thêm Ví dụ: Sự chưa phù hợp này, đôi khi bạn cũng thấy trong các trường cảnh/hoàn cảnh: Giải phóng mặt bằng; Một Video quảng cáo không phù hợp và bị la ó; Một chính sách giảm giá khiến khách hàng cảm thấy họ như một trò đùa (giảm giá nhưng thực tế là không giảm giá)… Nhiều ví dụ trường cảnh/hoàn cảnh thực tế, cho chúng ta thấy các phương pháp giải quyết vấn đề có thể giúp một số đối tượng đạt mục đích, tuy nhiên lại không phù hợp với những đối tượng/cá nhân khác (chúng ta gọi là hệ giá trị khác). Nhìn nhận lại vấn đề sau khi đã có cách giải quyết sơ bộ, giúp chúng ta biết cách giải quyết vấn đề đã xác định có phù hợp với những hệ giá trị khác. Nếu không phù hợp, chúng ta cần đánh giá/phân tích lại các thông tin đã thu thập, thiết lập một cách giải quyết vấn đề mới. Cách giải quyết đúng đắn là là một quy trình các bước tư duy và xử lý vấn đề phù hợp với các hệ giá trị khác nhau liên quan đến vấn đề.

Phù hợp là chưa đủ, Giải quyết vấn đề cần có định hướng Phát Triển

Sự phát triển là một trụ cột quan trọng ứng dụng tư duy Đề Học vào giải quyết vấn đề. Thiếu sự phát triển, một vấn đề có thể phù hợp với các hệ giá trị khác nhau, tuy nhiên lại không tạo ra sự đột phá (khác biệt) hoặc sự tăng tiến (giảm bớt) về giá trị kỳ vọng và giá trị vốn có. Tư duy về sự phát triển trong Đề Học được áp dụng mở rộng, không tuân theo quy tắc cố hữu trước đây: Phát triển nhất định phải là sự tăng lên về số lượng/chất lượng. Sự phát triển trong sử dụng tư duy Đề Học vào giải quyết vấn đề có thể sự suy giảm, giảm bớt, cũng có thể là sự tăng lên, hoặc không thay đổi về lượng/chất, điều này phụ thuộc vào mục đích của bạn. Từ ngữ tăng lên hay giảm xuống được xem như là những khái niệm mà chúng ta đặt ra. Lý do tạo ra khác biệt trong cách nghĩ về Sự phát triển khi dùng tư duy Đề Học để giải quyết vấn đề, nằm ở: Nằm ở mục đích , sự phù hợp và Trường cảnh/hoàn cảnh của các hệ giá trị khác nhau. Ví dụ: Ngày hôm nay, giá cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng tăng lên, tuy nhiên có một số nhóm người ( những hệ giá trị khác) kỳ vọng giá cổ phiếu của ngành này cần phải được giảm xuống. Một ví dụ khác: Nhiều người kỳ vọng và muốn hàng năm mức lương ( thu nhập) cơ sở phải được tăng lên nhiều. Tuy nhiên ở góc độ (hệ giá trị) của những nhà quản lý kinh tế , lại không kỳ vọng về sự tăng mạnh quá nóng của mức lương. Bởi vì thực tế này có thể dẫn đến lạm phát nóng. Sự tăng lên không nhất định được coi là phát triển. Ở trong nhiều trường hợp ( nhiều hệ giá trị khác), sự suy giảm cũng có thể là sự phát triển. Điều này phụ thuộc vào các hệ giá trị khác nhau khi tư duy quy trình các bước giải quyết vấn đề.

Xem xét toàn diện vấn đề trong Trường cảnh/Hoàn cảnh của Đề Học

Có câu nói “Thời thế tạo anh hùng”, Hay như trong các vấn đề kinh tế đều bị chi phối bởi 2 phạm trù: Kinh tế vi mô, và kinh tế vĩ mô. Trường cảnh/hoàn cảnh chi phối lên vấn đề, làm cho vấn đề bị chịu tác động bởi những yếu tố nằm trong hệ giá trị bao hàm chính vấn đề. Các nhân tố gây ảnh hưởng mục đích/vấn đề thuộc về trường cảnh/hoàn cảnh. Ở từng trường hợp, từng hệ giá trị khác nhau, vấn đề sẽ được xem xét theo một góc nhìn khác. Sự khác nhau về trường cảnh/hoàn cảnh có thể khiến người tư duy vấn đề phân tích theo một hướng khác, tạo ra các các bước trình bày vấn đề/cách thức giải quyết vấn đề khác nhau. Như vậy, khi xét vấn đề. Chúng ta cần đặt mục đích trong hệ giá trị trường cảnh/hoàn cảnh, mà trong hệ giá trị đó mục đích phải phù hợp và có tầm nhìn phát triển. Đến đây, Lương tạm kết chủ đề này, trong các bài viết khác Lương sẽ chia sẻ thêm với bạn về Đề Học. Nếu bạn yêu thích Đề Học, tìm hiểu về tư duy giải quyết vấn đề. Bạn comment cho Lương trong phần bình luận. Hẹn gặp bạn ở các bài viết khác.