Phương pháp kỹ năng giải quyết vấn đề ( trong công việc, nghiên cứu học tập và cuộc sống)

Ở nội dung này, Lương sẽ chia sẻ với bạn Những phương pháp tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề, mục đích để áp dụng trong nhiều trường hợp cuộc sống, công việc. Để dễ tiếp cận, và hiểu rõ hơn mục đích của chủ đề này dùng để làm gì. Lương sẽ đặt vấn đề như sau: Khi đứng trước những khó khăn trong công việc, cuộc sống, chúng ta thực chất đã rõ vấn đề là gì. Nhưng không chắc nên đi theo hướng nào để đúng đắn, tốt cho mình trong tương lai. Hay nói cách khác, đó là quyết định có ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống trong thời gian lâu dài về sau. Khi này, chúng ta cần những cách tư duy đúng đắn, có phương pháp, chứ không phải chúng ta thấy một ý tưởng bất chợt nào đó và làm theo ý tưởng bất chợt đó. Chủ đề này, Lương chia sẻ chính là để chúng ta có những phương pháp nhìn nhận vấn đề, giải quyết vấn đề một cách chính thức, khoa học. Vậy những phương pháp đó là gì? Chúng ta sẽ bắt đầu, Trong quá trình Lương chia sẻ, nếu bạn thấy nội dung dài, bạn nên nghỉ giữa giờ, bởi vì nội dung dài là những nội dung mà Lương muốn nói đầy đủ hơn kiến thức, giúp bạn có góc nhìn toàn diện, chính xác và không thiếu sót. Bắt đầu…

Thứ nhất, Có những vấn đề không bao giờ có thể giải quyết triệt để

Mỗi lĩnh vực đều có một số “vấn đề dai dẳng” đặc thù (Persistent Problems). Lương lấy ví dụ, trong ngành giáo dục, một số nhà giáo dục (giáo viên) sẽ không bao giờ đủ tiêu chuẩn, đây là đặc điểm của một vấn đề dai dẳng – ai cũng có thể nhận ra sự tồn tại của vấn đề này, nhưng không ai có thể đưa ra giải pháp hữu hiệu để loại bỏ vấn đề này. Một ví dụ khác, Lương nói đến vấn đề kinh doanh như vậy: trong hoạt động kêu gọi góp vốn chủ sở hữu ( ý muốn nói đến vốn đầu tư làm chủ, kinh doanh), không bao giờ có thể đạt được sự công bằng hoàn toàn. Thứ tự trước sau quan trọng hơn khả năng (điều này không có nghĩa là khả năng không quan trọng). Những điều này có vẻ không hợp lý, và đôi khi nó quả thực rất vô lý, một vấn đề mà không ai có thể giải quyết được. Một ví dụ khác là, một thế hệ mới được sinh ra, chính là những “kẻ xấu xa” đang muốn xâm lược sự “văn minh” – đây là những gì Thomas Sowell đã nói, ông tiếp tục nói – chúng ta phải nhân cơ hội những “kẻ xấu xa” này trưởng thành, sử dụng những phương pháp giáo dục tốt nhất để loại bỏ những điều xấu xa ra khỏi tâm trí chúng. Sự thoái trào của một thế hệ khiến nhiều thế hệ phải gánh chịu những tổn thất – vấn đề này tái diễn và dai dẳng, và không ai có thể loại bỏ hoàn toàn vấn đề này, mặc dù toàn bộ nhân loại đã và đang chiến đấu với vấn đề này. Nếu bạn không thể giải quyết một vấn đề ở hiện tại thì đừng giải quyết nó ( Đương nhiên, Lương không khuyên bạn từ bỏ, điều này đúng khi bạn đã nỗ lực để tìm kiếm, phân tích các phương án khác nhau để giải quyết vấn đề). Với một vấn đề ngay cả khi khó tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề đó, cũng không được từ bỏ hoàn toàn. Giống như loài người chúng ta đã thiết lập hệ thống luật pháp cho nền văn minh, và tiếp tục hoàn thiện nó qua vô số thế hệ. Nhưng cuối cùng, hệ thống luật pháp cũng có sai sót, điều này cũng dẫn đến một loạt các khó khăn hơn và những vấn đề dai dẳng. Vì vậy, một câu nói chính xác hơn nên là: Đối mặt với vấn đề dai dẳng, chỉ cần cố gắng hết sức.

Thứ hai, Có những vấn đề không cần phải giải quyết

Một số vấn đề, nhìn có vẻ quan trọng nhưng thực ra lại không quan trọng đến mức bạn nghĩ ( tất nhiên nó không phải là không quan trọng), và việc dành thời gian để giải quyết chúng thực sự lãng phí và không hiệu quả. Lương lấy ví dụ: Bạn thử nghĩ xem, trong ngành giải trí, ngoại hình có quan trọng không? Câu trả lời tất nhiên là quan trọng, thậm chí rất quan trọng. Tuy nhiên, có những người diễn viên, nghệ sĩ hài, bề ngoài của họ không hề xuất sắc đến vậy, vậy tại sao họ vẫn nổi tiếng và dành được sự yêu mến của khán giả? Câu trả lời chi tiết cho điều này đó là: Trong ngành giải trí, bề ngoài rất quan trọng. Tuy nhiên không phải nghệ sĩ nào cũng có bề ngoài quá xuất sắc, điều này cũng chỉ có thể được chấp nhận như một “vấn đề dai dẳng”. Nhưng bề ngoài không phải là tất cả, họ còn phải có kĩ năng giao tiếp, kỹ năng diễn xuất, sự cố gắng học hỏi, sự may mắn… mới có thể đứng vững trong ngành này. Có câu nói “chi tiết rất quan trọng”,bản thân Lương không phản đối cách suy nghĩ này, tuy nhiên Lương cũng không để nó ảnh hưởng quá nhiều đến những suy nghĩ của mình. Suy cho cùng, câu nói này chỉ là để dọa những người chưa thành công, thậm chí chưa bao giờ làm một việc gì một cách nghiêm túc cả. Nếu bạn đã từng làm một việc gì đó hết lòng, bạn sẽ nhận ra không có một việc nào hoàn hảo từ đầu đến cuối. Bất kể một bộ phim hay đến đâu, vẫn có những điểm cắt ngang hoặc sai sót theo cách này hay cách khác; cho dù một nhà văn viết một bản thảo tuyệt vời đến đâu, thì vẫn có lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp cần được kiểm tra lại; bất kể một thiết kế tuyệt vời đến đâu được triển khai thành một sản phẩm, sẽ vẫn có những điểm không vừa ý. Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo không hiểu khái niệm “mọi thứ luôn có vấn đề”. Họ ở quá xa sự thật của thế giới này, và bản thân họ cũng không biết điều đó, vì vậy họ theo đuổi sự hoàn hảo trong tâm trí và gây ra một loại áp lực cho bản thân và dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực. Đây là sự thật. Tuy nhiên, với sự cải thiện về khả năng và sức mạnh, cải thiện kỹ năng tư duy duy để giải quyết vấn đề một cách có phương pháp, con người có nhiều cơ hội và thời gian rảnh rỗi, sức lực để chú ý đến các vấn đề cụ thể, chi tiết hơn. Bản thân việc chạm khắc các chi tiết không tự động biến một người trở thành bậc thầy hay một tác phẩm tự động trở thành tác phẩm kinh điển – bởi vì những điều quan trọng nhất không được hoàn thành tốt, cho dù chi tiết đó có tốt đến đâu. Ví dụ như cả một tác phẩm điêu khắc, nhưng chỉ có một chi tiết điêu khắc tốt là một con mắt, thì tổng thể bức điêu khắc cũng không thể nào tốt được. Nếu có một vấn đề phải giải quyết, chúng ta phải phân biệt rõ ràng ưu tiên và thứ yếu, làm điều quan trọng nhất trước, làm xong việc này mới chú ý đến chi tiết nhỏ, như vậy thì toàn bộ vấn đề lớn mới được giải quyết tốt hơn. Hãy luôn tự hỏi bản thân “Điều quan trọng nhất là gì?” – hãy giải quyết những vấn đề thực sự quan trọng nhất trước, còn về chi tiết thì sẽ đợi đến khi những việc đó đã được hoàn thành tốt. Vì vậy, một số vấn đề không cần phải giải quyết, ít nhất là cho đến khi những vấn đề quan trọng nhất được giải quyết.

Thứ 3, Có những vấn đề có thể tự động biến mất (Trong Đề Học gọi đây là sự Phù hợp của giá trị)

Trước khi đọc tiếp, Lương có một ý hỏi: bạn có thấy mọi thứ càng nghiên cứu, càng đọc càng khó hiểu? Đúng vậy! Những kiến thức mà Lương chia sẻ với bạn trong các chủ đề về Khái niệm vấn đề, kỹ năng giải quyết vấn đề đang được đào sâu đến bản chất. Đây là những kiến thức ở tầng sâu trong tư duy phân tích sự vật sự, sự việc. Tiếp tục nhé… Một số vấn đề giống như cảm lạnh. Chúng chỉ là vấn đề tạm thời của cơ thể. Khả năng miễn dịch của chính chúng ta thực sự có thể loại bỏ chúng mà không cần phải cố gắng làm các biện pháp khác như uống thuốc, truyền nước mà chỉ cần nghỉ ngơi, ngủ một giấc để hệ miễn dịch tự khôi phục. Những người lo lắng trước một vấn đề nhỏ nhất về cơ bản là những người ngây thơ, có thể họ cảm thấy thế giới này không thường tồn tại những vấn đề. Nhưng tất cả mọi người trên thế giới, hàng tỷ cá nhân, đều có vấn đề – ngay cả khi hiện tại không có bệnh, gen gây bệnh trong tương lai đều có trong cơ thể khi bạn được sinh ra. Ai cũng có những vấn đề của riêng mình, vậy nên bạn đừng cảm thấy vấn đề của mình mới là vấn đề quan trọng nhất. Ví dụ như sự điều động nhân sự của một công ty startup. Khi công ty phát triển nhanh thì tất nhiên nhân viên sẽ không dễ dàng rời bỏ công ty, mức độ điều động nhân sự sẽ thấp; Ngược lại khi công ty phát triển chậm, kinh doanh không thuận lợi, nhân sự tự khắc giảm bớt trong chính nội tại công ty và nhân viên; Vấn đề điều động nhân sự tự biến mất. Nói chung, các vấn đề nội bộ của công ty về cơ bản là do phát triển không đủ nhanh hoặc phát triển chậm lại. Sự phát triển đủ nhanh và phát triển liên tục tương đương với khả năng miễn dịch, không phải là những căn bệnh nan y như ung thư giai đoạn cuối.

Thứ tư, Có một số vấn đề là do bản thân tự tạo ra

Quá trình Lương phát triển các dự án mạng internet, Bản thân Lương nhận ra rằng: Có một khái niệm gọi là “Kiến thức cơ bản”, nhóm kiến thức này quan trọng hơn cả khi nói đến sự phát triển bền vững. Nói dễ hiểu, có nghĩa là, để làm kinh doanh bền vững ( làm bền vững nhé, không phải làm theo xu hướng), cần bắt đầu phân tích vấn đề kinh doanh từ những giá trị cơ bản. Giá trị kiến thức cơ bản, khái niệm trừu tượng, nhưng bất kỳ ai khi giải quyết các vấn đề lớn ( ví dụ như vấn đề định hướng nghề nghiệp cho 1 cuộc đời, vấn đề dựng công ty ổn định có định hướng làm lớn trong thời gian dài, vấn đề xây dựng thương hiệu, và những vấn đề khác khi nói đến lâu dài, bền vững), thì đều cần quay trở lại đánh giá kiến thức cơ bản. Những điều mà người tư duy ngắn không bao giờ hiểu, những người này cho rằng cần biết ứng dụng, ứng dụng được mới là quan trọng , có nghĩa rằng họ dùng phần ngọn để tạo nên thành công. Đây là cách tư duy vấn đề ở tầng nông. Ví dụ dễ hiểu hơn như khi bạn thuê, mua nhà nhà, bạn chưa bao giờ tự soạn hợp đồng thuê nhà, thậm chí chưa bao giờ tự đọc những văn bản tương tự như vậy, không trang bị kiến thức cơ bản về lĩnh vực này, như vậy khi xảy ra tranh cãi hay sai sót, chỉ bạn là người chịu thiệt. Và tại sao vấn đề lừa đảo tài chính vấn tiếp diễn không ngừng? Vì có những người không có kiến thức cơ bản về tài chính và không biết rằng: Nhiều người không được giáo dục cơ bản về tài chính và không hiểu: a) Lãi trên 10% đã bắt đầu đi kèm với rủi ro rất lớn. b) An ninh tài chính quan trọng hơn (quan trọng hơn gấp nhiều lần!) so với thu nhập (Lương khuyên bạn xem 5 tầng trong tháp Maslow)

Thứ năm, Có những vấn đề là vấn đề của người khác

Một số vấn đề không phải là vấn đề của riêng bạn. Nhận thức được điều này là rất quan trọng, nhận ra nó tương đương với việc bạn trút bỏ được gánh nặng to lớn và thoát khỏi gông cùm nặng nề. Ví dụ như vấn đề “không được thấu hiểu”. Nhưng trên thực tế, khi bạn xác nhận rằng bạn đúng thì đây không phải là vấn đề của riêng bạn mà là vấn đề của người khác! Hầu hết mọi người đều sai, điều gì có thể bình thường hơn điều này? Đây là điều mà lịch sử đã nhiều lần chứng minh, và những gì chưa được chứng minh, cuối cùng lịch sử cũng sẽ được chứng minh thôi. Bản thân mỗi người đều có những suy nghĩ khác thường trong đầu, ví dụ như: Thời gian là không thể quản lý được, và mong muốn quản lý thời gian không khác gì muốn được trường sinh bất lão. Thay vì kiềm chế cảm xúc, tốt hơn hết bạn nên tiếp tục tìm kiếm kiến ​​thức, kiến ​​thức quyết định hạnh kiểm và chất lượng cuộc sống của con người. Ai nói rằng bạn không thể làm nhiều việc cùng một lúc? Bạn có thể nghe nhạc khi chạy, đọc sách điện tử khi đi bộ và thậm chí còn xem phim trong khi làm báo cáo. Những quan niệm khác nhau dẫn đến những hành động khác nhau, và nếu như bạn không thể hòa nhập được, có khi vấn đề không phải ở bạn mà là ở người khác.

Thứ 6, Có những vấn đề là vấn đề của tất cả mọi người

Về quan niệm này, có rất nhiều người có những suy nghĩ lạc hậu. Nghĩ rằng người khác không đứng ra giải quyết thì bản thân mình cũng không cần phí sức. Ai cũng nghĩ như vậy dẫn đến việc tất cả mọi người đều bàng quan với vấn đề này, và vấn đề không được giải quyết. Có nhiều vấn đề như vậy, chẳng hạn như buôn bán trẻ em, chẳng hạn như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực ra đây không phải là những “vấn đề vĩnh viễn”, vốn dĩ chúng chỉ là những vấn đề có thể giải quyết được, nhưng vì mọi người đều thiếu ý thức tương trợ và bảo vệ lẫn nhau, họ luôn nghĩ rằng có thể tự mình giữ an toàn, và cuối cùng hậu quả là tất cả mọi người đều phải chịu rủi ro.

Thứ bảy, Hầu hết mọi vấn đề đều cần một cá nhân nhất định đứng ra giải quyết

Nếu bạn quan tâm đến lịch sử và hiểu biết về các sự kiện lịch sử, bạn có thể xác nhận ra rằng chỉ có những khoảnh khắc đúng được sử dụng bởi những con người đúng đắn mới có thể trở thành chìa khóa của lịch sử. Mặc dù chúng ta đều xứng đáng để làm mọi thứ chúng ta muốn nếu thật sự cố gắng, nhưng có những việc thật sự cần cái gọi là đúng người đúng thời điểm. Tuy nhiên việc một người đặc biệt có thể xuất hiện đúng ở một thời điểm để giải quyết vấn đề thật sự là một điều không dễ gặp. Bởi vậy có những vấn đề chúng ta vấn chưa giải quyết được. Cần đúng người đề làm đúng việc, tựa như một doanh nghiệp cần tuyển người phù hợp để làm những việc phù hợp. Ông chủ sẽ không trả nhiều tiền hơn để làm một việc có tính chất “lặp lại”; Nhưng với vị trí cần sự sáng tạo liên tục, họ sẽ trả nhiều tiền hơn để săn đón nhân tài. Vẫn là con người, nhưng với từng việc, ông chủ cần đúng người để làm đúng việc. Có nhiều người chưa nắm bắt điều này, và đã lãng phí rất nhiều thời gian, năng lượng,  cảm xúc vào những vấn đề mà bản thân không thể giải quyết được, thậm chí dành thời gian, năng lượng và cảm xúc cho người khác, nghĩ rằng họ có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề, và thậm chí đổ lỗi cho họ một cách sai lầm, điều đó thực sự không nên. Từ những điều trên chúng ta có thể rút ra được kết luận về phương pháp luận giải quyết vấn đề đúng đắn như sau: Một mặt, hãy tập trung vào sự tiến bộ của bản thân và biến mình thành người có thể giải quyết nhiều vấn đề hơn và những vấn đề lớn hơn. Giải quyết tất cả các vấn đề mà bạn có thể giải quyết, cho chính bạn và những người khác. Mặt khác, trong khả năng của bạn, hãy cố gắng giúp đỡ những người có thể giải quyết được những vấn đề lớn. Nhưng cần phải nhớ rằng việc giải quyết những vấn đề đó có thể không thuộc trách nhiệm của người đó, cũng không nhất thiết phải giải quyết thành công vấn đề đó. Lương tạm kết chủ đề này tại đây, đây là một phần nội dung trong kỹ năng và Phương pháp giải quyết vấn đề của Đề Học. Nếu bạn muốn hiểu thêm về kỹ năng giải quyết vấn đề, bạn có thể comment trong phần bình luận. Lương sẽ tương tác với bạn tại đó.