Những người dân sống ở xã Trung An, huyện Củ Chi làm kinh tế từ mô hình trồng rau móp dưới khu ngập nước. Loại rau móp này thường được dùng để luộc, bóp gỏi hoặc muối (như muối dưa, muối cà).
Để thu hoạch rau móp người dân phải lội sâu ngâm mình trong những vũng nước để hái. Ông Đoàn Văn Đuốc đã gắn bó với nghề thu hoạch rau móp được hơn chục năm. Ông chia sẻ, mỗi ngày ông sẽ làm việc từ 6h đến 10h30 sáng thì nghỉ.
Thu hoạch rau móp không phải dễ. Người làm phải thật cẩn thận để không làm gãy ngọn của cây. Chỉ thu hoạch những cây non, còn cây nào có lá thì bỏ lại. Ông Đuốc chia sẻ, nghề này cũng khá vất vả. Mỗi mùa nước lên là lội rất mệt, ở dưới nước hàng giờ liền nên ai mà yếu rất dễ bị bệnh.
>> 25 Ý tưởng kinh doanh dịp Tết, gần Tết nên Kinh doanh bán hàng gì?
Ông Tư Bườm cũng ở xã Trung An, huyện Củ Chi, gia đình ông cũng trồng rau móp để làm kinh tế. Rau móp sau khoảng 1 năm trồng thì sẽ cho thu hoạch. Mỗi ngày, từ vựa rau móp của mình, gia đình ông thu hoạch khoảng 40-50 kg rau móp. Mỗi tháng doanh thu đạt khoảng 20 triệu đồng.
Mỗi ngày đều phải thuê nhân công để thu hoạch. Mô hình này không những giúp các gia đình trồng rau móp làm kinh tế mà còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho các lao động địa phương khác.
Rau móp là một loại rau được ưa thích, nhu cầu thị trường cao. Tính ra công chăm sóc không quá khó khăn, luôn có thu hoạch mỗi ngày nên có thể nói đây là một mô hình làm kinh tế ổn định.