Đấy là câu hỏi của các vị giám đốc nhân sự, giám đốc điều hành. Cho nên bài viết này sẽ dành cho những người thuộc cấp lãnh đạo, nếu sắp tới bạn là giám đốc phải thuê nhân viên thì cũng nên đọc.
Cách đối đãi với nhân viên mà Adam Lương chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay vừa đảm bảo lợi ích cho công ty, lại vừa làm hài lòng nhân viên, vừa khiến cho bạn thỏa mái. Đây là một chủ đề khó cho nên nếu bạn không hiểu thì cũng là điều dễ lý giải.
Nhiệm vụ của bạn khi đối đãi với nhân viên cũ, nhân viên kỳ cựu là làm thế nào cho đúng với mỗi đối tượng : công ty , nhân viên thâm niên, và cả nhân viên mới, chứ không phải là trả nhiều tiền và đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên cũ.
Nếu bạn là hài lòng công ty mà không làm nhân viên thâm niên vui sướng thì đó là một sai lầm, bởi vì bạn sẽ mất đi rất nhiều cho đến khi đào tạo được 1 nhân viên mới có tay nghề vững. Còn nếu bạn làm hài lòng nhân viên cũ mà động trạm tới nhân viên mới thì cũng nên cẩn thận vì danh tiếng, thương hiệu sẽ bị làm xấu.
>> Hướng dẫn phát triển kinh doanh mua chung
Bây giờ Adam Lương sẽ chỉ ra cho mọi người 5 vấn đề mà bạn , một giám đốc nhân sự, giám đốc điều hành phải làm được khi đối đãi với nhân viên có thâm niên nói chung và mọi nhân viên khác trong công ty.
1, Cho dù làm như thế nào, thì cũng không được phép làm tổn hại lợi ích lâu dài của công ty.
2, Cho dù làm như thế nào , thì cũng không được hạ thấp, làm ngơ yêu cầu chính đáng của một nhân viên thâm niên.
3, Cho dù làm như thế nào, thì cũng không nên gây hại tới cảm nghĩ riêng của nhân viên thâm niên.
4, Cho dù làm như thế nào, thì cũng phải cố gắng hết sức đáp ứng mong muốn lợi ích của nhân viên thâm niên.
5, Cho dù làm như thế nào, thì cũng phải biết nhân viên cũ nào nên dùng, và nhân viên cũ nào không nên dùng.
Làm được những điều trên thì coi như các vị trường phòng nhân sự, giám đốc đang hoàn thành tốt nhiệm vụ quản trị nội bộ, chỉ khi nào nhân viên an tâm với những lợi ích mà họ nhận được thì bạn mới có thể kiếm tiền, càng là nhân viên thâm niên thì sự quan trọng của họ càng quan trọng.
Vậy mà các vị giám đốc ở Việt Nam rất lạ lùng, khi người ta đã có thâm niên 3 năm, thậm chí là 5 năm làm việc tại công ty nhưng vẫn thẳng tay đuổi. Tất nhiên là cũng có những công ty Việt biết trọng nhân tài, nhưng ở Việt Nam giường như các doanh nghiệp chưa coi trọng điều này, thế thì hỏng.
Còn bạn, bạn đang và sẽ là người quản lý nhân viên theo cách như thế nào ? Bạn có đuổi những người đã làm việc thâm niên 2 năm, 3 năm không ? Cùng chia sẻ cho mọi người biết ý kiến trong phần bình luận.