Trước khi bắt đầu kinh doanh phụ kiện đồ da như giày dép, ví, ba lô, thắt lưng da bạn cần biết thị trường phụ kiện đồ da ở Việt Nam đang được chia thành mấy nhóm, lượng khách hàng của từng nhóm là ai, chiếm bao nhiêu phần trăm…Để từ đó có thể lựa chọn cho mình một hướng kinh doanh riêng, bởi nếu không biết mình muốn bán gì bán cho ai… thì kinh doanh thất bại chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
1.Đồ da hàng hiệu
Khi nhắc đến đồ da hàng hiệu chúng ta thường nghĩ ngay đến sự đẳng cấp, một lối sống vương giả và một mức giá siêu đắt đỏ. Để sở hữu được một sản phẩm với chất liệu từ da của các hãng tên tuổi lớn như Gucci, Dior, Hermer…. thì chúng ta phải bỏ ra một số tiền từ vài triệu đến cả trăm triệu. Và không phải ai cũng đủ điều kiện để sở hữu dòng sản phẩm cao cấp như vậy.
Mặt khác nếu bạn muốn kinh doanh dòng sản phẩm đồ da chính hãng thì chỉ có bán hàng xách tay hoặc nhận hàng order. Với giá cả đắt đỏ, nguồn hàng cũng khá khó kiếm, giới hạn đối tượng khách hàng và cần phải bỏ ra một số vốn lớn để kinh doanh. Vì thế hướng đi kinh doanh này chỉ phù hợp với một số người có mối quan hệ rộng, có tiềm lực tài chính và đôi khi là cả niềm đam mê với đồ hiệu.
2. Đồ da tự sản xuất mang thương hiệu riêng
Họ là một công ty hoạt động tư nhân, họ làm mọi việc từ A đến Z, tự thiết kế, gia công, sản xuất và bán hàng một quy trình khép kín. Một số thương hiệu đã và đang rất thành công với hướng đi của mình như là : đồ da Tâm Anh, phụ kiện đồ da Toma, Vietleather, Fortuna leather…. Tự nhập nguyên vật liệu, tự thiết kế mẫu mã, tự thuê nhà xưởng, nhân công để làm ra những chiếc ví da, dây lưng da, túi xách da… mang thương hiệu của người Việt với chất lượng đảm bảo.
Dòng hàng phụ kiện đồ da của những thương hiệu này rất đa dạng, mẫu mã phù hợp với thẩm mỹ của người Việt, đặc biệt là mức giá bán phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Mức giá bán dao động từ khoảng 200.000 VNĐ cho đến 4.000.000 VNĐ tùy loại sản phẩm, mẫu mã chất liệu da.
Một số đơn vị cũng đang đẩy mạnh hình thức bán buôn, cộng tác viên và mở đại lý cấp 1. Nếu bạn đang không có nhiều vốn và muốn bán hàng theo hình thức online thì có thể áp dụng thử theo cách làm này.
3. Nhập hàng từ nhiều nguồn khác nhau
Có tới hơn 50% người kinh doanh đang đi theo hướng làm này, tự tìm nguồn hàng tự nhập hàng về bán. Có hai nguồn lấy hàng chính là: hàng gia công trong nước, hàng nhập khẩu – chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Với hình thức này bạn sẽ chủ động hơn về mẫu mã, dễ dàng so sánh giá và nhập hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Người tiêu dùng vẫn đang rất chuộng nhóm hàng này.
Nhưng đây cũng là hướng đi khiến người làm kinh doanh nhanh thất bại nhất. Nguyên nhân chủ yếu là không tìm được nguồn hàng chất lượng, không có chiến lược kinh doanh rõ ràng, bán hàng thiếu tinh thần cạnh tranh. Có nhiều cửa hàng mới mở bán tất cả các loại phụ kiện da từ giày dép, túi xách cho đến thắt lưng của cả nam và nữ. Nếu bạn để ý thấy các cửa hàng đồ da đa số chỉ chuyên bán cho một nhóm khách hàng hoặc là nam hoặc là nữ.
Tổng kết:
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về sản xuất giày da nói chung và các phụ kiện da nói riêng. Vì thế thay vì nhập hàng từ Trung Quốc vậy tại sao người làm kinh doanh lại không tận dụng nguồn hàng chất lượng, đảm bảo ngay tại đất nước mình.
Kinh doanh phụ kiện đồ da vốn dĩ đã là một thị trường ngách vì thế bạn đừng ôm quá nhiều tham vọng mở rộng, chỉ cần hướng đến một nhóm khách hàng cụ thể, sản phẩm có chất lượng tốt xứng đáng với số tiền khách hàng phải bỏ ra, mẫu mã phong phú, dịch vụ bán hàng và sau bán hàng chu đáo. Nếu bạn đảm bảo làm tốt được những điều đó thì chẳng có lý do gì mà việc kinh doanh giày dép da, thắt lưng, ví da lại không thành công.