Chị Phạm Thị Kiêu Oanh hiện là Giám đốc Công ty cổ phẩn Sinh thái ruộng rươi – RUECO tại Hà Nội. Ý tưởng về quê trồng lúa đến với chị khi nhận thấy thực phẩm bẩn gây ảnh hưởng cho sức khỏe người tiêu dùng ngày càng nhiều, bản thân chị sức khỏe cũng không tốt. Từ đó chị nghĩ ra ý định nên tạo ra sản phẩm sạch để cung cấp cho thị trường.
Về quê, chị Oanh nhận thấy rằng những ruộng nuôi rươi thường bỏ phí khi hết mùa thu hoạch. Vì thế chị mới bàn bạc với một số hộ dân trồng lúa trên ruộng rươi. Nhưng chẳng mấy ai đồng ý. Đến khi gặp được chị Hà là Giám đốc HTX Thụy Hương, ở huyện Kiến Thụy, chị đã tìm được cộng sự cùng chí hướng.
>> Cô ấy Thu về 530 tỷ từ ý tưởng thành công nảy ra khi cả nền kinh tế gặp khó khăn
Vì bà con không có sự tin tưởng vào mô hình trồng lúa trên ruộng rươi, nên chị Oanh và chị Hà đã mời các chuyên gia từ Viện nghiên cứu & ứng dụng nông nghiệp hữu cơ về khảo sát địa hình và cho lời khuyên. Các chuyên gia nhận định: trồng lúa trên ruộng rươi có thể giúp chất lượng gạo ngon hơn, nhiều chất dinh dưỡng hơn. Nhờ đó, nhiều bà con tin tưởng và đồng ý hợp tác với công ty RUECO hơn.
Những bao lúa hữu cơ, không phân bón, không thuốc trừ sâu, hoàn toàn sạch đã được bán ra thị trường với thương hiệu Gạo ruộng rươi RUECO. Mô hình này không những giúp bà con kiếm thêm thu nhập ngoài nghề nuôi rươi, mà nhờ đó giúp RUECO đạt doanh thu vài tỷ đồng mỗi năm.