Chốn công sở là nơi phức tạp, phiền hà nhất, không khéo léo thì bị ghét, bị khinh. Lương chia sẻ bài viết này giúp mọi người sống nhẹ nhàng hơn nơi công sở, nhất là với sếp của mình.
Trong kinh doanh nếu muốn bán được hàng thì phải làm hài lòng khách hàng, chúng ta cũng áp dụng nguyên tắc này vào các mối quan hệ công sở. Với đồng nghiệp như thế nào, với sếp ra sao, với cấp dưới phải ứng xử làm sao cho mọi người đều hài lòng, thậm chí là nhiều đối tượng phải cùng vui vẻ một lúc.
1, Tinh thần đồng đội: “Ý kiến của anh A tuyệt, đôi đồng ý”
Kể cả với đồng nghiệp, đối tác, hay là sếp thì bạn cũng nên nói câu này, nhưng phải nói đúng trường hợp với từng đối tượng nếu không thì họ sẽ cho rằng bạn đang xỏ lá họ. Nếu làm tốt điều này , mọi người sẽ nhớ lời khen của bạn cả ngày, bạn sẽ cảm thấy thỏa mái hơn chốn công sở đó.
> 5 Loại ông chủ vĩnh viễn không bao giờ thành công
2, Khi có thông tin xấu xảy ra: “ Giường như chúng ta đã gặp một số rắc rối ở một số vấn đề”
Trong nghiệp vụ công việc hoặc có thông tin xấu từ thị trường kinh doanh thì không nên báo cáo ngay lập tức với người quản lý.Nếu làm điều đó thì cấp trên sẽ nghi ngờ năm lực, đồng thời cho rằng bạn đang đổ lỗi cho yếu tố khách quan.
Cách giải quyết đúng nhất trong trường hợp này là thỏa mái, bình tĩnh nói chậm: “ Giường như chúng ta đã gặp một số rắc rối ở một số vấn đề”. Khi bạn nói câu này thì người quản lý sẽ ngay lập tức nghĩ rằng : Mọi vấn đề có thể giải quyết và trong tầm tay. Họ sẽ cùng bạn tìm cách giải quyết sự cố.
3, Khi bạn không biết một việc nào đó: Cho tôi suy nghĩ kỹ lưỡng hơn, trước 11 giờ trưa tôi sẽ trả lời bạn.
Nếu bạn nói : Tôi không biết làm khi được ai đó nhờ hoặc sếp giao nhiệm vụ thì chắc chắn bạn sẽ bị đánh giá thấp. Trong trường hợp này nếu bạn nói: Để tôi suy nghĩ thêm, đối tượng sẽ nghĩ rằng không phải bạn không biết làm mà bạn đang tìm cách để giải quyết vấn đề tốt hơn nữa, và bằng chứng là trước 11 giờ tôi sẽ trả lời bạn.
4, Khi Xác nhận lỗi của mình: Do tôi đã nhất thời lơ là, nhưng may mà…
Nói câu này vừa là thừ nhận lỗi do mình gây ra, điều này là đức tính quý khiến các sếp ( đồng nghiệp) cảm thấy dễ chịu vì không bị chống đối, song vẫn có một hướng giải quyết.
5, Khuấy động bầu không khí lãng xẹt: Cách nghĩ của anh với vấn đề này như thế nào ?
Việc này thường làm khi chúng ta đang ngồi tĩnh lặng với đồng nghiệp hoặc sếp, không khí quá tẻ nhạt và có vẻ không ai muốn nói gì. Bản chất của con người là muốn nói, nói càng nhiều càng sướng mồm, cho nên bạn đã gãi đúng chỗ ngứa của vấn đề khi hỏi thế.