Chăn nuôi có thể giúp kiếm nhiều tiền và làm giàu? Những mô hình chăn nuôi nào đang là xu hướng và giúp mang lại nhiều lợi nhuận? Hãy cùng bytuong.com tìm câu trả lời với chủ đề Chăn nuôi làm giàu-và bí quyết làm giàu từ chăn nuôi ngày hôm nay.
1, Làm giàu từ chăn nuôi với mô hình nuôi nhím kiếm tiền tỷ mỗi năm
Mô hình chăn nuôi nhím làm giàu từ nhím đang là mô hình chăn nuôi được nhiều người hướng đến. Nhím là loại động vật dễ nuôi, chăm sóc, ít bệnh, sức đề kháng tốt và thức ăn là những nguyên liệu dễ tìm kiếm như các loại rau, củ, khoai.
Nhu cầu tìm mua nhím trên thị trường rất nhiều, nhưng nguồn cung hiện tại chưa có nhiều và thường xuyên. Để có thể có năng suất chăn nuôi cao, cần lựa chọn những con giống to, khỏe ngay từ lúc ban đầu. Phân nhím thường rất hôi nên phải thường xuyên dọn dẹp vệ sinh chuồng trại để đảm bảo môi trường sống tốt cho bầy nhím.
Bí quyết nuôi nhím hiệu quả bytuong.com muốn chia sẻ với các bạn:
+ Về sinh sản: một năm loài nhím thường đẻ 2 lần, mỗi lần khoảng 2 con. Sau khi nhím con được một tháng tuổi, nên tách ra chuồng riêng để chăm sóc và để nhím mẹ tiếp tục giao phối sinh sản lứa thứ hai.
+ Nhím là một loài động vật có tính gia đình rất cao. Chúng chỉ bảo vệ và sống cùng gia đình của mình. Đối với loài nhím đực, chúng chỉ ở cùng chuồng với những con nhím con là con của nó. Nếu xuất hiện những con nhím con khác chúng sẽ căn chết. Và chúng thường rất khó thân thiết và thường xuyên đánh nhau. Nên nếu nuôi nhím, bạn nên tách từng cặp nhím sống riêng từng chuồng để tránh trường hợp đánh nhau, gây thiệt hại về con giống.
+ Nhím cũng có thể nhảy rất cao, nên khi làm chuồng phải xây cao lên, chuồng trại cần sạch sẽ, thoáng mát, có mái che. Ngoài ra, nhím là một loài động vật rất nhạy cảm và hay sợ hãi, nên khu vực xây dựng chuồng nên ở xa khu dân cư, đường xá để tránh tiếng ồn làm chúng cảm thấy sợ hãi.
+ Khi nhím mẹ mang thai: thời gian mang thai và sinh sản kéo dài trung bình khoảng 3 tháng. Trong thời gian này, chúng ta nên tách nhím đực ra riêng để nhím mẹ được nghỉ ngơi và sinh sản an toàn
+ Khi cho giao phối, ghép cặp thì nên tránh để cận huyết, ảnh hưởng đến con giống sau này. Luôn theo dõi, nếu nhận thấy những con giống xấu thì loại bỏ để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng của cả đàn.
2, Mô hình chăn nuôi bồ câu Pháp – làm giàu từ chăn nuôi
Bồ câu là một loài động vật cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và là nguyên liệu của nhiều món ăn được nhiều người ưa thích. Nhu cầu tìm mua bồ câu trên thị trường là rất nhiều. Chúng ta có thể bắt đầu làm giàu với mô hình chăn nuôi bồ câu Pháp kiếm 40 triệu đồng mỗi tháng. Có những bí quyết gì giúp phát triển và làm giàu với mô hình chăn nuôi bồ câu Pháp này, hãy tiếp tục theo dõi bài viết nhé!
Bí quyết chăn nuôi bồ câu Pháp kiếm 40 triệu đồng mỗi tháng
+ Bồ câu cũng là một trong những loài gia cầm, chúng rất dễ bị nhiễm các loại dịch bệnh, nên phải thường xuyên theo dõi, trộn thuốc vào thức ăn, vệ sinh chuồng bằng cách dọn phân và rắc vôi. Khoảng 2 đến 3 ngày nên vệ sinh chuồng một lần. Nơi đặt chuồng phải sạch sẽ, thoáng mát, có thể tiếp nhận ánh sáng mặt thời thường xuyên.
+ Nên tách riêng từng cặp bồ câu để dễ chăm sóc và quan sát xem chúng có hợp nhau hay không để có thể ghép cặp lại từ đầu. Để tiện cho việc chăm sóc và nuôi thì chúng ta nên làm chuồng bằng sắt.
+ Nên chọn những con giống có đầu to, khỏe, lông mượt, từ 4 5- tháng tuổi.
+ Để kích thích khả năng sinh sản thường xuyên, nên cung cấp thêm một số loại thức ăn như ngô, thức ăn công nghiệp như dành cho gà đẻ. Chim bồ câu Pháp thường sinh sản quanh năm. Cứ cách khoảng 30 ngày sẽ sinh sản 1 lứa, trung bình một lần đẻ khoảng 2 trứng.
+ Vì là loài rất dễ bị lây bệnh khi nuôi nhốt trong chuồng, nên không được để nước uống cho bồ câu còn xót lại trong máng. Vì đây sẽ là một trong những nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh cho đàn.
3, Chăn nuôi làm giàu với mô hình nuôi thỏ
Bí quyết chăn nuôi làm giàu từ mô hình nuôi thỏ – một số kinh nghiệm và bí quyết chăn nuôi bytuong.com muốn gợi ý cho các bạn:
+ Phải chọn những con giống khỏe, linh hoạt, chạy nhanh, lưng phẳng, các cơ và bắp ở 4 chân phải chắc chắn, lông mượt, và răng mọc đầy đủ.
+ Thỏ thường ăn các loại rau củ. Để đảm bảo hệ tiêu hóa tốt và không mắc bệnh gì, nên hái rau và tìm nguồn thức ăn au củ sạch sẽ, không có hóa chất hay gần nơi chăn thả các loại động vật khác.
+ Khi bắt thỏ, không nên làm chúng sợ hãi và không được chụp tai thỏ. Vì tai thỏ là nơi có nhiều mạch máu, nếu không may lỡ tay dùng lực nhiều có thể làm đứt mạch máu và chết thỏ
+ Thỏ mẹ thường chỉ cho thỏ con bú 1 lần trong ngày, nên hãy chú ý quan sát sau khi thỏ mẹ cho con bú xong thì tách riêng hai mẹ con để dễ chăm sóc.
+ Thường xuyên quan sát, loại bỏ những con giống yếu có bệnh. Theo định kì nên tiêm thuốc hoặc trộn thuốc với thức ăn để phòng ngừa dịch bệnh và tăng sức đề kháng cho thỏ
>> Nuôi con gì cho kinh tế cao nhanh giàu
4, Bí quyết làm giàu từ mô hình chăn nuôi gà Đông tảo
Đối với mô hình chăn nuôi gà Đông tảo, chúng ta cần để ý những bí quyết sau:
+ Gà Đông tảo rất hiếu động, thường xuyên chạy nhảy nên khi làm chuồng trại phải có không gian rộng rãi để chúng di chuyển. Chuồng trại phải được xây dựng ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, có ánh nắng mặt trời. Nên nuôi theo cách thả vườn để thịt gà được săn chắc và ngon hơn
+ Đối với gà con 1 tháng tuổi, không nên thả vườn quá sớm. Bắt đầu chỉ nên thả từ 1 đến 2 tiếng để chúng làm quen sau đó mới tăng thời gian lên nhiều hơn
+ Luôn theo dõi cân nặng của gà để biết được mức độ tăng trọng như thế nào, từ đó có thể thay đổi lượng thức ăn phù hợp hơn.
+ Thường xuyên cho gà uống thuốc và tiêm thuốc đúng thời gian để tăng sức đề kháng và tăng khả năng sinh trưởng
+ Gà đông tảo không biết cách ấp trứng và có thể làm hư trứng khi mới đẻ ra, nên phải thường xuyên để ý khi gà mẹ đẻ trứng thì lấy trứng và đem vào lò ấp để đảm bảo con giống sau này.
5, Làm giàu với mô hình chăn nuôi dê
Nuôi dê cần những kinh nghiệm và bí quyết gì để có thể kiếm được tiền làm giàu. Sau đây là một số gợi ý bytuong.com muốn gửi đến bạn:
+ Dê rất hiếu động, thường xuyên chạy nhảy nên không gian xây dựng chuồng dê cần rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ.
+ Khi dê cái sinh sản thường hay khó đẻ, nên thời gian này phải luôn quan sát, để ý để có thể đỡ đẻ dê mẹ thành công. Nếu sữa dê mẹ không ra để cho dê con bú, hãy dùng khăn ấm để vắt sữa, như vậy sữa sẽ dễ chảy ra hơn.
+ Dê thường nghịch, hay húc đầu nhau, nên để tránh gây tổn thương lẫn nhau, chúng ta nên cắt sừng dê hoặc khử chúng đi.
+ Thường xuyên quan sát để theo dõi sức khỏe và bệnh tình của dê. Nếu thấy con nào có triệu chứng bị bệnh là phải tách chuồng ra ngay và theo dõi.
+ Rắc vôi xung quanh chuồng, dọn phân,.. là một trong những cách giảm thiểu dịch bệnh và đảm bảo môi trường sống, sinh sản tốt cho bầy dê.
Với 5 mô hình chăn nuôi mà bytuong.com giới thiệu trong chủ đề hôm nay, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Cảm ơn đã theo dõi bài viết này.