Trẻ sơ sinh ngủ 4 tiếng liền, ngủ nhiều

Trẻ sơ sinh ngủ 4 tiếng liền, ngủ nhiều

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều vào ban ngày là một hiện tượng hết sức bình thường trong quá trình thích nghi và phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ vì chưa tìm hiểu kỹ những kiến thức liên quan đến việc chăm sóc  và nuôi dạy trẻ khi mới sinh nên thường lo lắng.

Thói quen ngủ của trẻ sơ sinh rất khác với người lớn. Liệu có nên đánh thức bé dậy để cho bú khi bé đang say giấc hoặc ngủ một giấc dài hay không? Trong chủ đề ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tuần trăng mật của trẻ sơ sinh và trẻ sơ sinh ngủ bao lâu thì dậy bú thông qua bài phân tích Trẻ sơ sinh ngủ 4 tiếng liền, ngủ nhiều.

A, Nhu cầu của bé: trẻ sơ sinh ngủ 20 tiếng 1 ngày – Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Sau khi ra đời, cơ thể của trẻ vẫn chưa thích ứng hoàn toàn với những thay đổi và điều kiện sống ở môi trường bên ngoài bụng mẹ. Khi ở trong bụng mẹ, trẻ có thói quen nằm và ngủ liên tục. Do đó, sau khi ra ngoài, trẻ vẫn giữ thói quen đó. Vì vậy, cần có thời gian để trẻ thích nghi và thay đổi thói quen ngủ của mình.

Việc trẻ sơ sinh ngủ 4 tiếng liền, ngủ nhiều cả ngày và đêm là hết sức bình thường. Tổng thời gian ngủ một ngày của trẻ khoảng 16-20 tiếng đồng hồ/ngày. Tùy theo mỗi trẻ mà thời gian ngủ khác nhau. Có trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày, ngủ nhiều vào ban đêm và ngược lại.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, nó mang lại những lợi ích cho trẻ như sau:

+ Khi ngủ, cơ thể và não bộ của trẻ sẽ sản sinh ra các hormone tăng trưởng, giúp cho quá trình phát triển cơ thể và nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

+ Ngủ đủ giấc, giúp não bộ của bé phát triển tốt, nâng cao khả năng ghi nhớ, tư duy thông minh hơn

+ Những đứa trẻ ngủ đủ giấc sẽ có sức đề kháng, miễn dịch tốt hơn. Do đó, chúng ít bị bệnh hơn

+ Trẻ sơ sinh cũng biết khó chịu, cáu gắt và mệt mỏi. Đó là khi chúng không được ngủ đủ giấc, không được ăn no,…khiến cho cơ thể khó chịu. Do đó, cần đảm bảo giấc ngủ đủ cho bé để tinh thần vui vẻ, bé sẽ cười nhiều hơn.

-> Những thông tin trên cho chúng ta thấy, trẻ ngủ nhiều là điều hoàn toàn tốt và bình thường. Vì thế, các mẹ không cần lo lắng và không cần đánh thức trẻ dậy.

Trẻ sơ sinh có thể ngủ trong 4 tiếng liền/lần ngủ. Trong trường hợp bé ngủ giấc dài hơn 4 tiếng, các mẹ cần chú ý vì cơ thể của trẻ có thể có các triệu chứng như mất nước, sốt hoặc bệnh về viêm màng não.

Vì thế, việc quan sát, theo dõi số lần ngủ và thời gian ngủ của trẻ cũng là một trong những việc cần quan tâm. Nếu có biểu hiện gì bất thường, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện hoặc mời bác sĩ về nhà thăm khám.

Ngoài ra, trong một số trường hợp trẻ ngủ nhiều hơn bình thường khi mới đi tiêm chủng về, bị ốm, bị vàng da, hay cơ thể đang trong quá trình phát triển. Các mẹ có thể nhờ tư vấn thêm từ bác sĩ để chăm sóc trẻ tốt hơn.

B,  Thời gian đánh thức trẻ dậy cho bú – Có nên đánh thức trẻ dậy cho bú khi đang ngủ

Trẻ sơ sinh có nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày khoảng 600ml sữa. Nạp đủ năng lượng mới giúp cho việc phát triển cơ thể, đảm bảo các hoạt động trong cơ thể diễn ra bình thường. Nhưng vì dạ dày của trẻ còn nhỏ, nên mỗi lần bú chỉ khoảng 90ml. Do đó, trẻ thường hay đói, và dậy đòi bú dù đang ngủ rất ngon.

Với việc có nên đánh thức trẻ dậy để cho bú hay không, các mẹ cần theo dõi cân nặng và sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ vẫn phát triển đều, cân nặng đảm bảo thì cứ để cho trẻ ngủ mà không cần đánh thức dậy cho bú.

Còn nếu trẻ nhẹ cân, hoặc sinh non thì nên đánh thức trẻ dậy sau 2 tiếng hoặc 4 tiếng/lần để cho trẻ bú nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.

>> Cô bé 6 tuổi tự làm và kiếm được 170 tỷ với ý tưởng hướng dẫn các bạn nhỏ khác tự làm những việc đời sống hàng ngày

C, Nên đánh thức trẻ dậy cho bú như thế nào cho đúng cách

Trẻ nhỏ thường không thích bị vuốt ve chân. Do đó, bạn có thể thử lắc nhẹ chân hoặc vuốt chân bé để đánh thức. Ngoài ra, vuốt ve má cũng là một ý tưởng. Mẹ nên sử dụng khăn ẩm để lau nhẹ lên má, giúp trẻ tỉnh táo hơn.

– Cách để trẻ sơ sinh ngủ nhiều ít khóc đó chính là quấn khăn bọc trẻ lại tạo cảm giác cho trẻ như đang nằm trong bụng mẹ. Nhờ đó, giúp cho giấc ngủ của trẻ ngon hơn và sâu giấc hơn. Vì thế, nếu muốn đánh thức trẻ, mẹ có thể bỏ quấn khăn, thay bỉm cho trẻ. Nên làm nhẹ nhàng để tránh cho trẻ giật mình, khó chịu.

– Mở nhạc vừa phải và bật đèn trong phòng (không được quá chói vì sẽ làm ảnh hưởng tới mắt của bé) để từ từ đánh thức trẻ dậy.

– Mẹ có thể đánh thức bé dậy bằng cách bế bé lên, và cho bé bú. Bú là một hành động bản năng của trẻ, do đó trẻ sẽ tự mở miệng và bú, dần dần trẻ sẽ tự tỉnh dậy.

D, Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ sớm, ngủ ngon giấc

Vận động: giúp cơ thể trẻ phát triển cứng cáp tốt hơn, đồng thời giúp cho việc đi vào giấc ngủ dễ hơn. Mẹ bé nên kết hợp thêm các động tác massage, xoa bóp để trẻ cảm thấy thư giản và thoái mái khi ngủ.

– Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể giảm số lần bú đêm để trẻ có thể ngủ sâu và giấc dài, góp phần thay đổi thói quen cho trẻ

– Trước khi trẻ ngủ, hãy thay tả và lau người sạch để trẻ cảm thấy thoải mái. Nhiều trẻ thức dậy giữa đêm vì khó chịu do tả bị ướt.

– Các mẹ có thể mở nhỏ nhạc để trẻ nghe. Tiếng mưa rơi giống với tiếng trong bụng mẹ mà trẻ được nghe. Do đó, giúp trẻ dễ ngủ hơn.

– Giúp trẻ phân biệt ngày đêm bằng việc điều chỉnh lượng ánh sáng ở trong phòng. Vẫn để trẻ ngủ đủ giấc vào ban ngay nhưng không quá nhiều. Cha mẹ nên chơi với trẻ nhiều hơn vào ban ngày.

E, Một số lưu ý khác về giấc ngủ của trẻ mà các mẹ nên biết

– Nhiều cha mẹ thường cố gắng thay đổi thói quen ngủ của trẻ khi còn rất nhỏ. Đó là việc để trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày và ngủ nhiều vào ban đêm. Như đã chia sẻ ở trên, việc trẻ ngủ nhiều vào ban ngày (khoảng 8 tiếng) và ban đêm (thời gian còn lại) là hết sức bình thường và cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Do đó, cha mẹ không nên làm thay đổi thói quen ngủ đó của trẻ khi còn nhỏ. Sau một thời gian thích nghi với môi trường bên ngoài, cơ thể của trẻ sẽ tự thay đổi và điều chỉnh giấc ngủ giống với người trưởng thành.

– Để trẻ nằm ngủ ngửa, tay chân thoải mái, không được nằm sấp.

– Mẹ có thể quấn khăn để trẻ ngủ ngon giấc hơn nhưng không nên quấn quá chặt, quá kín hoặc quá nhiều. Nới rộng phần khăn, áo ở cổ để trẻ dễ thở, không trùm gì lên mặt.

– Không để đồ lung tung trên giường, tránh cho việc bé đụng phải.

– Đảm bảo vệ sinh, không khí trong phòng thoáng đãng, sạch sẽ. Không cho bé tiếp xúc với khói thuốc, bụi bẩn.

– Chú ý nhiệt độ trong phòng để bé không bị quá nóng hoặc quá lạnh

– Không nên đánh thức trẻ trừ khi trẻ có những dấu hiệu đói bụng.

– Mỗi đứa trẻ có sự khác nhau về giấc ngủ, lượng sữa bú,… Do đó, các mẹ đừng lo lắng khi thấy trẻ khác ăn uống tốt hơn hay ngủ ít hơn, ngủ nhiều hơn trẻ nhà mình. Khi có dấu hiệu gì đáng lo ngại, hãy tìm gặp bác sĩ ngay để được hỗ trợ.

Trả lời