Cách ngủ dậy sớm mà không mệt mỏi, uể oải

Cách ngủ dậy sớm mà không mệt mỏi, uể oải

Có thể nói, dậy sớm là một trong những mục tiêu chung được nhiều người đặt ra nhưng ít ai hoàn thành được.

Chúng ta thường đặt kỳ vọng và mong muốn quá cao ngay từ đầu, ví như đặt báo thức lúc 4h sáng trong khi bình thường ngủ đến 6h hơn mới dậy. Việc dậy sớm quá đột ngột khiến cho cơ thể không thích ứng kịp. Đó là lý do chúng ta cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và sẽ nhanh chóng từ bỏ việc dậy sớm.

Dậy sớm cũng cần phải luyện tập từ từ và dần hình thành thói quen. Làm sao để sáng thức dậy không mệt mỏi hay cách để dậy sớm không cần báo thức sẽ là nội dung để chúng ta cùng nhau thảo luận trong chủ đề Cách ngủ dậy sớm mà không mệt mỏi, uể oải hôm nay. Bytuong sẽ cùng chia sẻ với các bạn một số mẹo, cách dậy sớm không mệt.

1, Đặt mục tiêu cho việc dậy sớm

Việc đặt mục tiêu giúp chúng ta có động lực, ý chí cố gắng hơn để hoàn thanh. Viết ra giấy những mục tiêu và lợi ích của việc dậy sớm mà bạn muốn đạt được.

Đó có thể là việc dậy sớm để tập thể dục nâng cao sức khỏe, hay dậy sớm để có thêm nhiều thời gian trong ngày hơn.

Việc thay đổi mục tiêu, cách suy nghĩ tích cực để dậy sớm là điều quan trọng đầu tiên bạn nên làm và đó là bước đầu tiên trong cách dậy sớm mà không mệt.

2, Cách dậy sớm mà vẫn tỉnh táo – Uống một ly nước ngay khi vừa tỉnh dậy

Nhiều người thích ngủ nướng, lâu dần hình thành thói quen thích nằm nướng thêm mặc dù đã nghe thấy tiếng báo thức. Hoặc đôi khi vì sợ nướng quên giờ nên đặt rất nhiều báo thức kéo dài.

Hãy bỏ ngay thói quen xấu ấy. Việc đặt nhiều báo thức kéo dài khiến cho bản thân bạn không có động lực dậy ngay. Mà thay vào đó là ỷ lại vào việc sẽ không bị trễ giờ vì đã có nhiều báo thức.

Bạn chỉ nên cài đặt một báo thức duy nhất vào buổi sáng. Sau khi nghe tiếng báo thức, bạn nên ngồi dậy ngay. Chờ khoảng 30 giây cho đến 1 phút để cơ thể tỉnh táo, sau đó bước xuống giường và làm vài động tác giãn cơ cơ bản.

Tiếp đến, hãy uống một ly nước lớn. Uống nước sau khi ngủ dậy giúp cho hệ thần kinh và các cơ quan trong cơ thể được phục hồi năng lượng và trở nên tỉnh táo hơn. Từ đó, giúp bạn tỉnh táo không còn bị mệt.

Do đó, nếu muốn dậy sớm mà không bị mệt thì hãy nhớ uống nước ngay sau khi ngủ dậy.

3, Hạn chế xem tivi, điện thoại sau khi lên giường tắt đèn đi ngủ

Một trong những thói quen xấu chung của rất nhiều người hiện nay đó chính là xài điện thoại, máy tính hoặc xem ti vi thâu đêm. Ánh sáng xanh từ màn hình của các thiết bị điện tử sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hormone điều hòa giấc ngủ melatonin. Từ đó khiến cho bạn khó ngủ, ngủ không ngon giấc và nếu dậy sớm sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi.

Do đó, hãy hạn chế việc sử dụng thiết bị điện tử thông minh vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 2-3 tiếng. Tức nếu bạn đi ngủ lúc 11h thì nên tắt điện thoại, máy tính, tivi lúc 8h tối.

Nếu bạn cần làm việc vào buổi tối thí nên chuyển chế độ ánh sáng xanh sang chế độ Sunrise hoặc Twilight để giảm sự tác động lên mắt và hormone.

4, Tạo sự thoải mái, không gian mới trong phòng ngủ của bạn

Khi ở trong một không gian mới, đẹp và thoải mái sẽ giúp cho tâm trạng chúng ta trở nên phấn khích, thư thái hơn. Nên cải tạo không gian phòng ngủ của bạn để “làm mới” lại tâm trạng và giúp cho giấc ngủ trở nên ngon hơn.

Ví dụ như chọn một chiếc giường êm ái, tường được cách âm để giấc ngủ của bạn không bị làm phiền; sử dụng tinh dầu thơm nhẹ nhàng trong phòng ngủ; khi đi ngủ nên tắt hết thiết bị điện để tránh mắt bị làm phiền….

Như vậy, bạn sẽ có một giấc ngủ thoải mái và có động lực hơn cho việc dậy sớm.

>> Ý tưởng lợi ích của việc dậy sớm

5, Cách ngủ muốn dậy sớm không bị mệt – Tạo thói quen tắm vào buổi sáng

Đầu tiên, khi nói đến lợi ích của việc tắm vào buổi sáng, chúng ta phải nói ngay đến việc “nước lạnh” sẽ giúp cơ thể tỉnh táo hẳn ra. Dậy sớm, bước vào phòng tắm và tắm rửa ngay sẽ giúp nhiệt độ trên cơ thể bạn giảm, tinh thần trở nên thoải mái và tỉnh táo.

Ngoài ra, việc tắm sáng rất tốt cho sức khỏe và được các chuyên gia y tế khuyên duy trì. Để hiệu quả hơn, giúp cơ thể thư giản, không bị mệt thì bạn nên sử dụng thêm tinh dầu hòa nước tắm hoặc xoa trực tiếp lên cơ thể.

6, Đặt đồng hồ báo thức xa giường ngủ

Nếu để đồng hồ báo thức gần giường ngủ, khả năng tắt và ngủ tiếp là rất cao. Do đó, hãy đặt đồng hồ báo thực thật xa giường ngủ và vặn tiếng chuông đủ để bạn nghe thấy. Khi chuông báo thức kêu, tiếng ồn sẽ làm quấy nhiễu việc bạn ngủ, khiến bạn tỉnh dậy. Và để tắt báo thức, bạn sẽ phải bước ra khỏi giường, di chuyển. Nhờ đó giúp bạn tỉnh táo hơn một chút.

Quan trọng là tiếp theo bạn nên vận động hoặc đứng thẳng để tỉnh táo hẳn chứ đừng trở lại giường ngay. Lại thêm một cách thức khuya dậy sớm mà không buồn ngủ nữa bạn có thể tham khảo.

7, Lên kế hoạch dậy sớm cùng bạn bè

Khi có thêm người cùng tham gia và gọi nhau dậy sớm sẽ giúp bản thân chúng ta có thêm động lực, thấy phấn khích và dễ thực hiện hơn. Bạn có thể rủ bạn bè, người thân, đồng nghiệp thân thiết,…cùng luyện tập thói quen dậy sớm với mình.

Đây là cách dậy sớm học bài không buồn ngủ mà các bạn học sinh có thể áp dụng. Mọi người phải cùng khích lệ, động viên và giúp nhau dậy sớm. Nếu ai đó bắt đầu có ý định từ bỏ thì phải lập tức lên tinh thần, thể hiện sự đồng lòng để loại bỏ suy nghĩ tiêu cực từ bỏ kia ngay.

8, Trước khi đi ngủ không uống đồ uống có cồn, có chất kích thích như café, rượu, bia.

Uống café vào buổi tối sẽ khiến cho bạn bị mất ngủ, không ngủ đủ giấc nên việc dậy sớm là rất mệt.

Hay như uống bia, rượu. Mặc dù nó khiến cho bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn nhưng tác dụng phụ sau đó là buổi sáng bạn cực kỳ mệt mỏi, cơ thể rã rời, tay chân không muốn làm bất cứ điều gì. Cho nên việc dậy sớm trong tình trạng này là bất khả thi.

Do đó, không nên uống bia rượu, café hay nước ngọt vào buổi tối để đảm bảo bạn có một giấc ngủ sâu, đủ giấc và cơ thể được nghỉ ngơi thoải mái.

9, Tạo thói quen dậy sớm một cách từ từ, không vội vã

Như đã chia sẻ ở phần đầu bài viết, nhiều người vì muốn nhanh chóng tạo thói quen dậy sớm nên đặt mục tiêu và kỳ vọng rất cao ngay từ đầu. Điều này không hề tốt tí nào.

Bạn nên bắt đầu bằng việc dậy sớm hơn ngày thường 15 phút, 30 phút, rồi sau đó tăng dần lên thành sớm hơn 1 tiếng, 2 tiếng. Đừng quá vội vã vì sẽ khiến cho cơ thể bạn bị mệt mỏi, không thích ứng kịp. Nó sẽ khiến cho bạn dễ từ bỏ hơn.

Cứ dậy sớm từ từ, lâu dần khi cơ thể thích ứng và bạn sẽ tự nhiên xem việc dậy sớm như là điều tự nhiên mà không cần báo thức.

Bắt đầu buổi sáng bằng một bài thể dục, chạy bộ, đi dạo hoặc đạp xe là một ý tưởng không tồi tí nào. Sau đó dành thời gian chuẩn bị bữa sáng cho gia đình và bản thân. Tự nhiên bạn sẽ cảm thấy một ngày mới tràn đầy năng lượng và tích cực.

Do đó, nếu muốn dậy sớm, hãy đi chậm từng chút một.

Trả lời