Trong kinh doanh bạn thường thấy mình có ít vốn, kinh nghiệm chưa đủ . Cho nên có đôi khi bạn thấy cuộc đời không công bằng.
Vấn đề mấu chốt trong câu chuyện không công bằng là cách nghĩ của chúng ta. Nếu bạn chưa có gì bạn sẽ thường có tư tưởng tại sao người đó chả làm gì mà vẫn có tiền sống sung sướng, bạn còn nghĩ rằng “Thằng đấy, cô đấy được sinh ra trong gia đình giàu có thì mới được vậy, chứ thử trải qua hoàn cảnh của tao đi rồi biết”.
Mỗi người đều có 1 lý do và cách nghĩ riêng về sự thiếu công bằng, nhưng chung quy thì tất cả mọi sự so sánh đó của mọi người đều muốn cho cuộc sống của mình được tốt hơn, mà cụ thể là đạt được thành công.
Không công bằng về tiền bạc
Bạn thiếu vốn để kinh doanh, trong khi 1 người khác có quá nhiều tiền để bắt đầu khởi nghiệp. Sự khập khiễng đó trong suy nghĩ của bạn gọi là không công bằng. Vậy thì bạn phải làm thế nào để nó cân bằng ?
Khi để ý thói quen đầu tư bạn sẽ thấy rằng người giàu khi đầu tư kinh doanh thường bỏ ra 1 khoản vốn khá lớn, chí ít là số vốn của họ lớn hơn nhiều so với số tiền của bạn, tức là người giàu có tham vọng và mục tiêu lớn hơn cho nên họ phải bỏ nhiều tiền hơn để đầu tư.
Còn bạn thì sao ? Bạn có ít tiền mà vẫn muốn kinh doanh, thế thì chúng ta chỉ có thể đầu tư nhỏ, và đó cũng là việc mà chúng ta nên làm. Có bao nhiêu tiền thì đầu tư kinh doanh ở mức đó, đừng với cao hay mang tiền của mình so sánh với tỷ phú, so sánh với người giàu.
Nếu cứ nghĩ rằng đời thật bất công khi người khác kinh doanh thì có nhiều vốn mà mình lại chỉ có vỏn vẹn trên dưới 100 triệu, thế thì cuộc đời của bạn luôn luôn là 1 chuỗi sự việc thiếu công bằng. Thay vì đó bạn hãy mang số tiền của mình so sánh với quy mô của dự án kinh doanh nhỏ, lúc đấy bạn sẽ thấy sự cân bằng.
>> Những người thất bại trong kinh doanh bây giờ họ ở đâu ?
Không công bằng về mối quan hệ trong xã hội
Kinh doanh và đầu tư luôn quanh quẩn ở 2 vấn đề là tiền bạc và mối quan hệ. Tiền bạc là điều kiện cần, còn mối quan hệ là điều kiện đủ để bạn khởi nghiệp kinh doanh.
Bạn thường cho rằng “ Thằng đấy có mối quan hệ với phó chủ tịch 1 tập đoàn trong ngành sắt thép, thế nên hắn có nguồn hàng giá tốt lắm”. Trong khi đó bạn chả có mối quan hệ nào cả, nếu xét lại danh bạ trong điện thoại thì cũng chỉ có vài người nhưng lại không quen thân.
Một người bình thường sẽ so sánh những mối quan hệ tốt đẹp của người khác với những mối quan hệ của mình , và nhìn thấy sự bất công bằng. Và thế là người tầm thường từ bỏ ước vọng khởi nghiệp, thật tệ hại khi làm thế.
Mối quan hệ nhỏ phù hợp với những ý tưởng kinh doanh nhỏ, không việc gì bạn phải bận tâm chuyện tại sao mình lại phải kinh doanh nhỏ trong khi mối quan hệ với mọi người trong xã hội thật nghèo nàn.
Như vậy chúng ta không thể so sánh khập khiễng những mối quan hệ tốt đẹp của người khác với những quan hệ làm ăn của mình. Trái lại hãy so sánh những gì mình có với đúng hệ quy chiếu.
Câu chuyện thực tế
Vài ngày trước khi đọc tin tức, tôi vô tình thấy 1 mẩu tin có ghi rằng Tỷ phú Bill Gates không phải là người giàu có nhất thế giới nữa, mà thay vào đó là 1 người khác. Bill Gates bị soán ngôi người giàu có nhất hành tinh, nhưng thay vào đó ông có những tiếng tăm trong những hoạt động từ thiện, Bill Gates còn được biết đến là người viết ra những triết lý cuộc sống hoàn hảo.
Trong khi đó người soán ngôi trở thành vị tỷ phú giàu nhất thế giới chưa chắc đã được phần lớn mọi người biết đến, mà nếu biết đến thì họ cũng chưa chắc đã có cuộc sống hạnh phúc như Bill Gates, và cũng không thể khẳng định họ làm từ thiện nhiều hơn Bill Gates…
Chốt lại vấn đề: Chúng ta không thể so sánh về sự thiếu công bằng của cuộc sống khi không đặt đối tượng được so sánh vào cùng hệ quy chiếu. Cho nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm và đầu tư kinh doanh.
Nếu có ít vốn, mối quan hệ hạn hẹp thì kinh doanh với mô hình nhỏ hơn. Nếu có nhiều tiền và quan hệ rộng rãi thì đầu tư kinh doanh lớn. Và hãy quên đi chuyện thiếu công bằng.
Khi đọc bài viết này tôi lại nhớ đến câu nói của Bill Gates